Tác dụng của lá tía tô
Tía tô và những khái niệm cơ bản về chúng trong y học
Nội dung chính
Cây tía tô ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến còn được dân gian sử dụng như bài thuốc quý giúp điều trị bệnh tê thấp, trừ đờm, ho,…
+ Tên khác: Tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá)
+ Tên khoa học: Perilla frutescens.
+ Họ: Lamiaceae
1. Mô tả cây tía tô
+ Đặc điểm sinh thái của tía tô
- Là loại cây thân thảo có chiều cao tầm 0,5 – 1 m. Toàn thân có lông.
- Lá tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới thường có màu tím, đôi khi cả hai mặt đều có màu tím, xanh lục hoặc nâu. Hoa có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành. Quả hình cầu.
+ Phân bố
- Cây tía tô có giá trị sử dụng cao. Vì vậy, được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, trải dài từ Ấn Độ sang Đông Nam Á.
+ Bộ phận dùng và thu hái
- Bộ phận dùng: Bao gồm lá, cành và quả
- Thu hái: Tùy theo mục đích sử dụng của từng bộ phận mà cây được thu hoạch trong những khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, nếu lấy lá, thời gian hái sau khi gieo hạt khoảng 2 tháng. Khi đó, chỉ nên hái lá già và chờ 1 tháng sau đó tiếp tục hái. Còn đối với lấy hạt, chờ cho đến khi cây tía tô già.
+ Thành phần hóa học
- Hạt tía tô: Có khoảng 40% lượng dầu bao gồm acid béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic).
- Lá tía tô: Chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần chính như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,…
2. Cây tía tô trong Đông y
+ Tính vị
- Tính ôn, vị cay
+ Quy kinh
- 2 kinh Tỳ và Phế
+ Cách dùng và liều lượng
- Có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Tuy nhiên, liều lượng dùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ bệnh, loại bệnh,…
Tác dụng của lá tía tô trong đông y giúp điều trị nhiều loại bệnh
1. Trị hen suyễn tác dụng của lá tía tô
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology vào tháng 6 năm 2000 cho thấy, dầu hạt tía tô có ảnh hưởng nhất định lên bệnh hen suyễn, giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị hen.
2. Chống viêm và dị ứng
Các thành phần hóa học chứa trong tía tô như Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin và giảm Cytokine, hạn chế xảy ra vấn đề viêm và dị ứng ở cơ thể.
3. Điều trị dạ dày tác dụng của lá tía tô
Hoạt chất Tanin và Glucosid chiết xuất từ tía tô có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét. Đồng thời, chúng còn giúp trung hòa, giảm acid trong dạ dày.
4. Khả năng chống oxy hóa tác dụng của lá tía tô
Chất chống oxy hóa Aldehyde trong tía tô có tác dụng ngăn chặn gốc tự do hình thành và gây tổn thương đến các tế bào và DNA.
5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Dầu hạt tía tô giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và acid béo không bão hòa omega – 3 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
6. Hỗ trợ giảm đau, trị viêm xương khớp
Các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu tía tô có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng viêm phát triển ở khớp, giúp điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
7. Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn
Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland chỉ ra, hoạt chất apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic chiết xuất từ tía tô giúp phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm. Đồng thời, còn có tác dụng kích thích nâng cao tinh thần, giúp đầu óc tỉnh táo, tâm trạng thoải mái và giảm stress.
8. Tác dụng làm đẹp da
Một vài nghiên cứu đã phát hiên hoạt chất chứa trong tía tô có tác dụng ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase ở chuột, giúp làm sáng da.
Tác dụng của lá tía tô trong lĩnh vực làm đẹp cho các chị em
1. Điều trị mụn
Loại lá này chứa lượng chất kháng khuẩn, chống viêm dồi dào, do đó, mang đến tác dụng điều trị, chữa lành và ngăn ngừa mụn, viêm da hay mẩn ngứa hiệu nghiệm. Ngoài ra, nhờ vào khả năng thanh lọc, giải độc vượt trội, bổ sung tía tô hoặc nước uống từ loại lá này hàng ngày sẽ làm sạch cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng da xỉn màu, sần sùi và nổi mụn.
2. Xóa mờ thâm nám
Uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành hắc sắc tố melanin – nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da hữu hiệu. Bên cạnh đó, nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
3. Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân
Tía tô giàu protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất, từ đó giúp đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài rất nhanh chóng. Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
4. Ngăn ngừa lão hóa
Ngoài giàu vitamin, khoáng chất, tía tô còn chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào có khả năng làm chậm lão hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nám, sạm, tàn nhang, nếp nhăn, vết chân chim… cực kì hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô theo kinh nghiệm dân gian
1. Chữa cảm mạo tác dụng của lá tía tô
Cách 1: Lá tía tô, rửa sạch, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách làm này giúp thoát mồ hôi ra ngoài, giải cảm nhanh.
Cách 2: Dùng 15 – 20 gram lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 10 phút. Sau đó, giã nát và thêm một ít nước sôi, lọc lấy nước thuốc và uống. Để thuốc phát huy tác dụng, sau khi uống xong bệnh nhân nên nằm nghỉ và đắp chăn kín. Uống nước lá tía tô chữa cảm mạo chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em và người già.
Cách 3: Sử dụng lá tía tô nấu nước và xông. Bên cạnh đó cũng có thể dùng nước ngâm chân, giúp đẩy mồ hôi ra ngoài, giải cảm.
2. Điều trị chứng ho ở trẻ sơ sinh tác dụng của lá tía tô
Dùng 20 gram lá tía tô, 5 gram hoa khế, 5 – 10 gram hoa đủ đủ đực và 5 gram đường phèn. Tất cả các nguyên liệu trừ đường phèn được đem đi rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt, thêm đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê (tương đương 2,5 ml).
3. Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tác dụng của lá tía tô
Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi, tắm cho trẻ. Hoặc cha mẹ cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho bé.
4. Giảm đau nhức do gout gây ra tác dụng của lá tía tô
Mỗi khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, người bệnh có thể hái một nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt sống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá tía tô uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
5. Điều trị sưng vú
Sử dụng 10 gram lá tía tô, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngừng.
6. Trị trúng độc do ăn hải sản tác dụng của lá tía tô
Dùng 10- gram lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống. Hoặc sắc thuốc lá tía tô khô và uống mỗi ngày.
7. Điều trị mụn thịt mụn cơm tác dụng của lá tía tô
Hái một nắm lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối để làm sạch bụi bẩn, ký sinh trùng và giảm bớt lượng lông trên lá. Sau đó, giã nát và thoa lên những nốt mụn. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần, giúp giảm mụn và làm sáng da.
8. Chữa bụng trướng
Lấy một ít lá tía tô đã được vệ sinh sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào uống.
9. Cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da tác dụng của lá tía tô
Sử dụng một nắm lá tía tô non, giã nát rồi đắp lên vết thương. Sau đó, dùng lá tía tô tươi sao vàng, nghiền nhỏ và rắc lên.
Một số tác hại khi lạm dụng lá tía tô
Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và nhan sắc. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây nên những vấn đề sau:
- Đối với bà bầu: Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
- Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tía tô chỉ mang tính chất tham khảo được người xưa truyền lại và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh chúng an toàn và hiệu quả. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh tình trạng dùng sai cách cũng như sai liều lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
1. Nguyên liệu cần có: tác dụng của lá tía tô
- 200gr lá tía tô
- 3 lát chanh tươi
- 2,5 lít nước lọc
2. Cách thực hiệntác dụng của lá tía tô
- Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước.
- Đun sôi 2,5 lít nước lọc đã chuẩn bị rồi cho lá tía tô đã sơ chế vào.
- Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, đợi đến khi nguội thì lọc lấy nước cho vào bình thủy tinh.
- Tiếp đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.
3. Cách sử dụng
- Bạn uống bình nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày.
- Đặc biệt, nên uống 1 – 2 ly trước 3 bữa ăn chính khoảng 20 – 30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
- Kiên trì uống loại nước từ lá tía tô này hàng ngày, sau thời gian ngắn, sự cải thiện của làn da và vóc dáng sẽ khiến bạn vô cùng kinh ngạc.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến tác dụng của lá tía tô
- tác dụng của lá tía tô với xương khớp
- tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh
- tác hại của lá tía tô
- tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu
- lá tía tô phơi khô có tác dụng gì
- tác dụng của lá tía tô và kinh giới
- nước ép lá tía tô
- rửa mặt bằng nước lá tía tô có tác dụng gì