Ngày càng có nhiều người sử dụng phương pháp tự nhiên để cải thiện sức khỏe, vậy nên các loại trà thảo dược đã dần trở nên phổ biến. Loại trà này được làm từ hoa, trái cây, vỏ cây, gia vị, thảo mộc, rễ cây. Còn trà nguyên bản là trà đen, trà xanh, trà ô long chiết xuất từ lá.

Trong trà thảo dược có chứa chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Hơn nữa trong trà còn không chứa caffeine, nên bạn có thể yên tâm uống mà không lo bị đau đầu, chóng mặt nếu cắt giảm lượng dùng đột ngột.

Bạn cũng nên chọn loại trà có chứa một chút tinh dầu nguyên chất, vừa thơm, vừa tốt cho sức khỏe. Và dưới đây là một số loại trà thảo dược tốt nhất cho bạn lựa chọn.

5 loại trà thảo dược rất tốt cho sức khỏe của bạn

Nội dung chính

1. Trà gừng

Trà gừng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, còn bản thân gừng là loại nguyên liệu quen thuộc để trị bệnh (như buồn nôn, khó tiêu…). Trà gừng chứa nhiều vitamin C, axit amin, canxi, kẽm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà gừng tốt cho việc điều hòa huyết áp, ngăn chặn sự phát triển của khối u, ngăn ngừa loét dạ dày và chống viêm. Để làm trà gừng, bạn chỉ cần nghiền gừng tươi, đun sôi trong 10 đến 15 phút là có thể thưởng thức được.

trà thảo dược

2. Trà dâm bụt

Uống trà dâm bụt vào buổi sáng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe rất nhiều. Loại trà này là nguồn chất chống oxy hóa cực mạnh và còn làm giảm huyết áp, tăng cường giảm cân.

trà thảo dược

3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong các loại đồ uống bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày vì nó không chứa cafein. Uống trà này trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu, nhờ tác dụng làm dịu trong thành phần của trà. Trà hoa cúc cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ gan để bạn duy trì sức khỏe tốt nhất.

Thông tin liên quan:  Ngũ cốc dinh dưỡng là món ăn bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn

trà thảo dược

4. Trà Rooibos (Hồng Trà Nam Phi)

Nếu bạn muốn đồ uống tốt cho cơ thể, nhưng lại không thể chịu được tách trà nhạt thếch không bỏ đường, thì hãy thử dùng trà Rooibos. Loại trà này có vị ngọt ngào, thanh mát tự nhiên giống như hạt dẻ. Tuy trà Rooibos không có nhiều tác dụng kỳ diệu như các loại trà khác, nhưng nó rất tốt cho sức khỏe của xương.

5. Trà bạc hà

Trà bạc hà sẽ giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhờ mùi thơm dễ chịu kích hoạt các giác quan. Chưa hết, trà bạc hà còn có thể làm tăng nồng độ oxy trong não của bạn. Một số lợi ích không ngờ của loại trà này là hỗ trợ tiêu hóa và giảm bớt chứng chuột rút.

Bi quyết pha trà thảo dược

Uống trà là thói quen bình dị và có lợi cho sức khỏe. Kết hợp nhiều loại thảo dược khác nhau bạn sẽ có một ly trà thơm ngon và bổ dưỡng. Trà thảo dược giúp bạn tìm lại sự quân bình của cơ thể, sức khoẻ và vẻ đẹp nhờ hương vị nguyên chất rất đặc trưng của nó. Tuy nhiên khi dùng không nên vượt quá liều lượng.

Thông tin liên quan:  Khái niệm về ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe

Ai cũng biết các bước pha trà hoa cơ bản, là hoa khô được hãm bằng nước sôi trong ấm và rót ra chén thưởng thức. Pha trà không phức tạp đến mức bạn phải là một chuyên gia, nhưng cũng không phải đơn giản chỉ là ngâm trà trong ấm.

 1. Yếu tố quan trọng nhất trong pha trà thảo dược

Bí quyết để pha trà ngon nằm trong 3 yếu tố: nhiệt độ nước, lượng trà và thời gian hãm.

 a. Nhiệt độ nước

Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Phải dùng nước nguội cho các loại trà có hương vị tinh tế như trà xanh, trà ô long. Nhưng phải dùng nước sôi cho trà thảo dược. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị, công dụng.

Nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà thảo dược yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.

 b. Lượng trà

Lượng trà thảo dược quá nhiều sẽ làm trà có mùi nồng. Nhưng quá ít trà thì hương vị sẽ rất yếu không đủ thưởng thức.

Thông tin liên quan:  Thực dưỡng Ohsawa và những điều chưa chắc bạn đã biết

Tuỳ vào từng loại trà thảo dược sẽ có định lượng khác nhau. Một tỉ lệ mà các bạn có thể bắt đầu thử là 6g trà cho một ấm 300ml.

Sau đó bạn có thể gia giảm lượng trà cho phù hợp với khẩu vị của mình.

 c. Thời gian hãm

Thời gian hãm trà thảo dược sẽ khác với các loại trà khác. Nếu như thời gian hãm của trà xanh được tính bằng giây thì thời gian hãm trà này phải lâu hơn lên 5-7 phút.

 2. Các bước pha trà thảo dược

Đun nước:

Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà thảo dược đều pha trà ở dưới nhiệt độ sôi, khoảng 80°C – 90°C.

Làm nóng ấm chén:

Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra.

Đong trà:

Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Bạn có thể thêm các thành phần khác để tăng hương vị và tác dụng của trà thảo dược như cỏ ngọt, táo đỏ, kỉ tử…

Thông tin liên quan:  Uống nước đậu đen rang có tốt không? Tác dụng của loại nước này là gì?

Đánh thức trà:

Rót nước nóng ngập trà và đổ đi.

  • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các hoa trà thỏa mộc bắt đầu nở ra.
  • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.

Hãm trà:

Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 3-5 phút tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà. Ví dụ: Trà hoa cúc: 3-5 phút. Trà hoa hồng 5-7 phút. Trà hoa nhài 3-5 phút…

Rót trà:

Sau 3-5 phút, rót trà và thưởng thức.

Hãm trà lần tiếp theo:

Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.

  • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
  • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 3-5 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
Thông tin liên quan:  Bí kíp chế biến giúp sức khỏe cải thiện không ngờ của tỏi đen là gì

 3. Một số mẹo nhỏ giúp pha trà ngon hơn

  • Hãy bắt đầu với những chiếc ấm nhỏ và thành mỏng, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn mới bắt đầu, nên chọn một chiếc ấm thủy tinh.
  • Nước máy không thể pha trà được. Đơn giản nhất là dùng các loại nước đóng chai, nước lọc (nhưng không phải là nước khoáng).
  • Không cần có nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bạn có thể giảm nhiệt độ nước bằng cách đun sôi và để nguội dần. Nước đun trong bình siêu tốc, sau 5 phút sẽ giảm còn khoảng 83°C
  • Hoa trà nhỏ, mỏng, xốp pha nhiệt độ thấp. Hoa trà lớn, chắc pha nhiệt độ cao.
  • Nếu muốn hương vị đậm hơn, hãy tăng lượng trà, không phải tăng nhiệt độ hay ngâm lâu hơn.
  • Không có một đáp án hoàn toàn chính xác về nhiệt độ nước, thời gian pha và định lượng trà cho mỗi loại trà. Hãy thử gia giảm 3 yếu tố đó để khám phá đáp án của chính bạn.

Những lưu ý khi dùng trà thảo dược

Trà thảo dược với hương vị thơm ngon, tính năng giải nhiệt cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đã dần trở thành lựa chọn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những điều sau đây để vừa có thể thưởng thức ly trà ngon, vừa tốt cho sức khỏe.

Thông tin liên quan:  Tìm hiểu một số cách nấu trà bồ công anh đơn giản tại nhà

 1. Phụ nữ cần thận trọng

Trà thảo dược có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng, vì giai đoạn này cơ thể đã thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi uống trà thảo dược pha đặc cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh uống nhiều trà thảo dược cũng dễ có nguy cơ hậu sản.

 2. Không thêm sữa, đừng bao giờ thêm đường

Khi sữa được thêm vào trà thảo dược có nghĩa là lợi ích giảm cân sẽ không hiệu quả. Sữa chứa chất dinh dưỡng cản trở việc giảm cân. Ngoài ra, một số loại trà thảo dược có thể kỵ khi uống với sữa và có thể có tác dụng phụ.

Chưa hết, thêm đường vào trà thảo dược có nghĩa là thêm vào nhiều calo. Vì vậy, toàn bộ mục đích giảm cân của trà thảo dược sẽ là vô ích. Thay vào đó, hãy sử dụng một chút mật ong hoặc đường thốt nốt để tăng hương vị.

Thông tin liên quan:  Lưu ngay thực đơn giảm cân 7 ngày nhờ phương pháp ăn chay hiệu quả

 3. Không uống trà để qua đêm

Nhiều người có thói quen ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau có thể uống ngay sau khi thức giấc mà không mất thời gian đun. Tuy nhiên, đây là cách làm không khoa học, còn ảnh hưởng đến sức khỏe vì nước trà để lâu, đặc biệt là qua đêm, sẽ bị biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy.

Đồng thời, lượng caffeine trong nước trà cũng tăng cao, nếu uống nhiều sẽ kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể trở nên khó chịu.

 4. Không uống mọi lúc

Trà thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là được uống mọi lúc hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích. Nó phải được tiêu thụ cùng một thời điểm cụ thể, vì mỗi loại trà có thời gian thích hợp trong ngày để tối ưu hóa lợi ích của nó.

 5. Không thể lạm dụng

Trà thảo dược tuy được xem là tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống nhiều một lúc, càng không nên dùng liên tục trong thời gian dài.

Thông tin liên quan:  Bài thuốc từ tỏi ngâm rượu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ cũng không nên cho uống trà do phủ tạng còn non nớt.

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến trà thảo dược

  • trà thảo dược túi lọc
  • các loại trà thảo mộc trên thị trường
  • trà thảo dược sen việt
  • trà thảo mộc mát gan
  • thành phần trà thảo mộc
  • trà hoàng thảo mộc
  • trà thảo dược tốt cho người già
  • uống trà thảo mộc có tác dụng gì