Sữa gạo lứt
Món sữa gạo lứt có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu?
Nội dung chính
Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu bóc sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, ở gạo trắng chỉ có 9mg. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.
Vậy nguồn gốc sữa gạo lứt xuất phát từ đâu?
Năm mươi năm trước, khi ông Shinjo Masao sống trên hòn đảo Ishigaki của Nhật thấy con trai mình và nhiều đứa trẻ khác bị chứng biếng ăn. Tất cả đều rất lo lắng và muốn tìm ra cách nào đó để cứu giúp những đứa trẻ suy dinh dưỡng không bị nguy kịch.
Họ đã thoát khỏi sự lo lắng khi vợ của Shinjo Masao đã nghĩ ra cách làm sữa gạo lứt với vị ngọt của thứ đường nâu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong sữa gạo chứa chất xơ, vitamin và những chất dinh dưỡng, hương vị lại hợp với những đứa trẻ trên đảo.
Loại sữa mới này đã nhanh chóng được lan rộng ra vùng lân cận và giúp cho những người trẻ tuổi ở vùng này khỏe mạnh hơn. Hiện tại, gia đình ông vẫn còn sản xuất loại sữa gạo lứt đặc biệt này. Khi đến du lịch tại Ishigaki – Nhật Bản bạn sẽ mua được loại sữa này chỉ với 120 Yên (25.000 đồng).
Sữa gạo lứt có lợi ích gì cho mẹ và bé?
Một số nghiên cứu khoa học nhận định rằng gạo lứt cũng như sữa gạo lứt là một loại thức uống chứa thành phần chất dinh dưỡng cao. Nó có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh ở trẻ em như bệnh tim, hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…
Ngoài ra, loại sữa này còn có một số công dụng làm đẹp rất hữu dụng được rất nhiều phụ nữ yêu chuộng, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày.
Với lượng vitamin dồi dào, nó giúp làn da các phụ nữ sau khi sinh luôn căng mịn đầy sức sống, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da ở phụ nữ có tuổi. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.
Việc chế biến gạo lứt thành sữa cũng dễ dàng hơn các loại sữa khác rất nhiều. Vị của sữa gạo lứt dễ uống, thơm ngon. Nó kích thích vị giác của bé mà không tạo cảm giác béo như các loại sữa thông thường.
Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, sữa gạo lứt là một thức uống bổ dưỡng được sử dụng khá phổ biến.
Sữa gạo lứt – món uống tuyệt vời không phải ai cũng biết
Bạn đã từng nghe qua về gạo lứt, một loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cao. Ngoài được sử dụng trong các bữa ăn thì gạo lứt còn được chế biến thành nhiều món khác và thức uống thơm ngon bổ dưỡng.
Gạo lứt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiền kỳ ích vị, dưỡng huyết nhuận tràng. Cũng chính vì thế mà các cụ ta ngày xưa hay dùng gạo lứt để nấu thành cơm, rang chín hãm hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày.
Ngày nay công việc bận rộn ít ai có thể tự mình làm được những ấm nước gạo lứt như các cụ ngày xưa. Nhưng bỏ qua một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng và có nhiều tác dụng cho sức khỏe như vậy quả là lãng phí. Tuy nhiên “Cái khó ló cái khôn”. Cũng chính vì khó khăn đó mà sữa gạo lứt được ra đời, ngày càng được quan tâm và tin dùng.
1. Có một trái tim khỏe mạnh
Chất xơ và tinh dầu trong lớp vỏ cám của gạo lứt có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Temple (Mỹ) đã chỉ ra rằng gạo lứt có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch qua đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim.
2. Giúp ngăn ngừa và trị một số loại bệnh và tăng cường sức khỏe
Gạo lứt rất giàu magie và selen, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “American Journal of Gastroenterology,” thực phẩm có chứa chất xơ không tan trong nước như gạo lứt có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ. Đây là một chất hóa học có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Gạo lứt giàu chất sắt gấp 5 lần gạo thường, giàu chất oxit hóa chống ung thư, thống phong hay gout, phòng thiếu máu.
Do có hàm lượng chất xơ cao nên gạo lứt giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, nhuận tràng,lợi tiểu.
Loại sữa gạo lứt có độ mát, thơm nhẹ, cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B cần thiết, là thức uống thanh mát và giải nhiệt cho cơ thể.
3. Chăm sóc cơ thể toàn diện
Chúng chứa hàm lượng lớn carbohydrate tự nhiên, được ưa thích tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam bởi tính thanh mát và bổ sung dinh dưỡng xanh cho cơ thể.
Chúng rất tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, chống lão hoá, bổ sung vitamin nhóm B, magan, vitamin E… sử dụng mỗi ngày sẽ giúp làn da đẹp và thanh lọc cơ thể
Theo ước tính, trong mỗi ly sữa gạo cung cấp khoảng 120 calo cho cơ thể, là nguồn năng lượng phù hợp giúp tăng cân hiệu quả. Ngoài ra, sữa gạo còn bổ sung cho cơ thể nhiều canxi, một số vitamin như vitamin A, D, B12 và các chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch.
HITA hướng dẫn cách làm sữa gạo lứt đơn giản nhất
1. Chuẩn bị:
- Gạo lứt: 100g
- Sữa tươi không đường: 2 hộp nhỏ
- Nước lọc: 1 lít
- Đường phèn: 100g (hoặc có thể tùy theo sở thích của bạn)
2. Cách làm:
- Gạo lứt mua về nhặt sạch vỏ trấu và sàng để làm sạch bụi bẩn.
- Bạn có thể vo gạo hoặc không tùy vào nguồn gốc gạo bạn có.
- Tiếp theo, bạn đổ gạo vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo bắt đầu dậy mùi thơm, hạt gạo bóng đẹp, và có khoảng chừng 20% hạt gạo đã nở là bạn tắt bếp.
3. Công đoạn tiếp theo là làm sữa gạo lứt
- Bạn lấy 300ml nước lạnh, cho lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt đã rang vào nấu chín mềm. Lưu ý là nên nấu với ngọn lửa nhỏ.
- Khi đã nấu xong, bạn hãy đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.
- Sau đó, bạn dùng rây, lọc qua rây và phải vắt cho thật mạnh tay chất bột có trong gạo lứt ra hết.
- Tiếp tục cho 700ml nước còn lại vào nồi, cho sữa tươi không đường và đường phèn vào đun đến khi sôi. Sau đó, bạn cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào nấu chung. Nấu thêm khoảng chừng 5-10 phút là được. Chú ý canh chừng lửa nếu không sữa sẽ bị trào ra bên ngoài.
- Sau khi nấu sữa xong, bạn nhấc nồi xuống, chờ cho sữa nguội rồi chuẩn bị hộp đựng để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sữa gạo lứt có thể sử dụng trong vòng 3-4 ngày.
4. Lưu ý trong quá trình làm sữa gạo lứt và thành phẩm sau khi làm xong
- Sữa có màu đẹp, mùi gạo lứt bốc lên thơm lừng khi uống.
- Tùy theo sở thích mà bạn có thể thay đường phèn bằng đường nâu hoặc đường cát.
- Có thể cho thêm vani hoặc lá dứa.
- Bạn dùng nóng hoặc lạnh đều được.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến sữa gạo lứt
- sữa gạo lứt giảm cân
- sữa gạo lứt không đường
- cách làm sữa gạo lứt huyết rồng
- cách làm sữa gạo lứt tăng cân
- cách làm sữa gạo lứt không đường
- sữa gạo lứt biolla
- cách làm sữa gạo lứt rang giảm cân
- cách làm sữa gạo lứt bằng máy ranbem