Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì? Phân loại bệnh tiểu đường

Nội dung chính

 1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

nguyên nhân bệnh tiểu đường

 2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

 a. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Thông tin liên quan:  Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho những người ăn chay trường

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.
Thông tin liên quan:  Pancake là gì? Các loại bánh Pancake theo từng quốc gia

nguyên nhân bệnh tiểu đường

 b. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Thông tin liên quan:  Bạn có biết chất đạm có trong thực phẩm nào không?

 c. Các loại bệnh tiểu đường khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

Những dấu hiệu và nguyên nhân bệnh tiểu đường thường thấy nhất

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

 1. Nguyên nhân bệnh tiểu đường – Quá trình chuyển hóa glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Thông tin liên quan:  Khái niệm cơ bản về chất chống oxy hóa không phải ai cũng biết

Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Thông tin liên quan:  Chia sẻ kinh nghiệm ăn chay trường

nguyên nhân bệnh tiểu đường

 2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

 3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

 4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

6 biểu hiện dễ nhận biết của bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Thông tin liên quan:  Sữa gạo lứt | Thức uống bổ dưỡng dành cho mọi lứa tuổi

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

nguyên nhân bệnh tiểu đường

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

Thông tin liên quan:  Việc ăn chay có tốt không? Có nên áp dụng cách ăn chay trường không?

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

4. Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Thông tin liên quan:  Ăn chay giúp khỏe mạnh hơn

Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Phương pháp ăn chay đủ chất cho người bệnh tiểu đường

Biết được nguyên nhân bệnh tiểu đường, gần đây, nhiều người đã chọn cho mình chế độ ăn kiêng với món chay. Những người thực hiện chế độ này không hề ăn thịt (nghĩa là không ăn thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, hoặc các sản phẩm làm từ những thực phẩm này).

Nếu bạn muốn theo chế độ này, hãy nhớ trộn lẫn các loại rau, trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và sản phẩm từ sữa ít béo (nếu bạn vẫn muốn uống sữa).

Thông tin liên quan:  Set up thực đơn món ăn hàng ngày dành cho những người ăn chay thuần

Có rất nhiều kiểu ăn chay khác nhau. Những kiểu phổ biến nhất hiện nay là:

  • Người ăn thuần chay: Nhóm này không ăn thịt, trứng hoặc sản phẩm từ sữa.
  • Người ăn chay lacto: Nhóm này không ăn thịt hoặc trứng. Tuy nhiên, họ vẫn ăn các sản phẩm từ sữa.
  • Người ăn chay Lacto-ovo: Nhóm này không ăn bất kì loại thịt nào. Tuy nhiên, họ vẫn ăn trứng và sản phẩm từ sữa.

 1. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn chay không?

Có! Chế độ ăn chay là một lựa chọn ăn uống rất lành mạnh, kể cả khi bạn đang bị tiểu đường. Nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hiện theo kiểu ăn chay này có thể giúp ngăn ngừa và chế ngự bệnh tiểu đường. Trong thực tế, nghiên cứu về chế độ ăn chay cũng cho thấy việc hạn chế tinh bột và calo là không cần thiết và vẫn đẩy mạnh quá trình giảm cân và giúp hạ nồng độ A1C của người tham gia.

Chế độ ăn chay mang lại nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và không hề có cholesterol so với chế độ ăn truyền thống của Mỹ. Lượng chất xơ cao có thể giúp bạn cảm thấy no trong thời gian dài sau khi ăn và giúp bạn ăn ít hơn. Khi bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn 50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường huyết trong máu của bạn có khả năng giảm xuống.

Thông tin liên quan:  Sữa gạo lứt | Thức uống bổ dưỡng dành cho mọi lứa tuổi

Chế độ ăn này tốn ít chi phí. Thịt, gia cầm và cá thường là những thực phẩm đắt tiền nhất mà chúng ta hay ăn.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 2. Chế độ ăn thuần chay cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ này còn được gọi là chế độ ăn chay hoàn toàn. Những người thực hiện theo chế độ này không ăn bất kì loại thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt nào.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chọn kiểu ăn kiểu này, trong đó các loại thực phẩm từ thực vật vô cùng đa dạng. Việc ăn các sản phẩm từ đậu và hỗn hợp rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp rất nhiều protein và các dưỡng chất quan trọng khác. Vấn đề đáng lo nhất của nhóm này đó là khả năng bị thiếu vitamin B12, do đó bạn cần phải cung cấp bổ sung B12 hoặc bổ sung nhiều loại vitamin cùng lúc.

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

Thông tin liên quan:  Chia sẻ kinh nghiệm ăn chay trường

 

Các tìm kiếm liên quan đến nguyên nhân bệnh tiểu đường

  • nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì
  • nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8
  • điều trị bệnh tiểu đường
  • dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
  • bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
  • triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
  • bệnh tiểu đường nên ăn gì
  • dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ