Món chay đơn giản
Ý nghĩa của mùa Lễ Vu Lan và những món chay đơn giản cho mâm cỗ cúng tổ tiên
Nội dung chính
Mỗi độ mùa Vu Lan là dịp để người làm con nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của mình đến hai đấng sinh thành. Không riêng những tín đồ Phật giáo, ngày nay lễ Vu Lan (diễn ra vào tháng 7 âm lịch) đã phổ biến với nhiều thành phần và lứa tuổi như một nét đẹp văn hóa của người Việt. Cùng HITA khám phá ý nghĩa cùng những gợi ý món chay ngon cho mâm cỗ mùa Vu Lan qua bài viết này bạn nhé.
1. Ý nghĩa của Lễ Vu Lan
Mùa lễ Vu Lan (hay Vu Lan Bồn) có nguồn gốc từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Và cũng không biết tự bao giờ, Vu Lan không chỉ nằm trong câu kinh kệ răn dạy của nhà Phật mà lan tỏa thành triết lý nhân sinh, nếp sống đạo đức của người Việt mình.
Trong tháng Vu Lan, mọi người thường cố gắng thực hành điều lành tránh dữ, đi chùa cầu bình an cho ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, cầu siêu cho người đã khuất để họ được siêu thoát, gia đình bình an.
Bên cạnh đó, ăn chay cũng được xem như hành động báo hiếu đầy ý nghĩa, giảm sát sanh, tạo phước lành gửi đến đấng sinh thành. Cũng theo tục lệ, vào ngày này những mâm cỗ cúng được bày biện tươm tất để tưởng nhớ công ơn to lớn như trời biển của ông bà tổ tiên và là dịp con cháu ngồi lại nhắc nhở nhau về đạo hiếu nghĩa, tình yêu thương với cha mẹ ngay khi còn bên cạnh.
2. Một số món chay đơn giản và thanh đạm cho mâm cỗ mùa Vu Lan
– Mít kho
Mít non là nguyên liệu không còn xa lạ với chị em nội trợ qua các món gỏi, nấu canh hay xào, mít kho thanh ngọt sẽ tạo điểm mới cho mâm cơm trong mùa Vu Lan được lòng cả người ăn chay lẫn ăn mặn.
– Phở cuốn chay
Từng lá bánh phở mỏng bọc lấy phần rau đầy màu sắc chắc chắn sẽ là món khai vị bắt mắt thích hợp dâng cúng tổ tiên mà lại đầy đủ dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể cho cả gia đình đấy.
– Cà ri chay
Món cà ri luôn góp mặt trong các mâm cỗ mặn và chỉ cần bạn biến tấu một chút đã có ngay cà ri chay thơm, béo, bùi hài hòa để bày biện cho mâm cỗ trong dịp rằm tháng 7 rồi nhé.
– Đậu hũ om rau nấm chay
Đừng chỉ kho đậu hũ với sả và nước tương mà hãy thử thêm các loại rau củ như: cà rốt, củ sen, bắp non,… và một vài loại nấm yêu thích của gia đình để món om thêm hấp dẫn, tròn vị trong tháng chay Vu Lan.
– Bún gạo xào chay
Bún gạo xào chay là món chay ngon dễ làm lại thanh đạm, phù hợp khẩu vị các thành viên trong nhà. Sợi bún gạo dai kết hợp cùng rau củ xào tươi xanh ăn cùng nước tương mặn ngọt sẽ là công thức chay khó lòng bỏ qua đấy.
10 món chay đơn giản không thể bỏ qua trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu
Lễ Vu Lan được tổ chức vào 14 và 15 tháng 7 (Âm lịch), là tên gọi khác của ngày Rằm tháng Bảy. Một trong những ngày rằm được Phật tử quan tâm đặc biệt, được xem là ngày rằm lớn trong năm. Vào ngày này, mọi gia đình thường làm những mâm cơm cúng tạ ơn trời Phật và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình.
Danh sách 10 món chay đơn giản không thể bỏ qua trong ngày Vu Lan Báo Hiếu, bạn có thể tham khảo đổi khẩu vị cho gia đình nhé!
1. Món chay đơn giản: Canh chua đậu hũ chay
Món canh chua chay được xem là món canh hay được sử dụng trong những ngày ăn chay. Hôm nay hãy thử biến tấu mới với món canh chua đậu hũ chay này nhé! Canh chua thanh lọc vị giác, món canh này vừa bổ lại vừa ngon miệng, chua chua ngọt ngọt, thêm giòn sần sật của rau củ quả
2. Món chay đơn giản: Canh rau củ chay
Canh rau củ được xem là món canh thứ 2 ngày ăn chay. Tại sao bạn biết không? Rau củ của món canh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bên cạnh đó bạn có thể bị hấp dẫn bởi màu sắc sặc sỡ mà rau củ có trong món canh đem lại.
3. Món chay đơn giản: Chả lụa chay
Món chả lụa cách làm không khó như bạn nghĩ đâu, là món mặn hoặc khai vị cho mâm cơm nhà bạn cũng đều được nè. Đừng bỏ qua món ngon này nhé!
4. Món chay đơn giản: Chả lá lốt chay
Thay vì thịt bò, hôm nay mình sẽ biến tấu với món chả lá lốt chay thơm ngon, hấp dẫn. Thành phần chủ yếu là đậu hũ non, đậu Hà Lan, bắp hột, lá lốt… để trổ tài nhé!
5. Món chay đơn giản: Nem chay
Chỉ với những nguyên liệu bánh tráng bía, cà rốt, miến, hành tây… là có thể trổ tài ngay! Mâm cỗ chay có lẽ nên có món nem đúng không nào?
6. Món chay đơn giản: Thịt heo quay chay
Bạn đã thử chế biến món này chưa? Nếu chưa thì thật đáng tiếc đấy. Thay vì ra chợ mua sẵn thì bạn nên thử một lần làm món thịt heo quay đầy hấp dẫn này nhé!
7. Món chay đơn giản: Rau muống xào chao
Rau muống xào chao vừa nhanh gọn lại đem lại mùi vị đặc biệt từ chao, nguyên liệu không thể bỏ qua cho các món chay.
8. Món chay đơn giản: Miến xào chay
Một đĩa miến xào rau củ chay thanh đạm chắc chắc sẽ làm phong phú thêm thực đơn món ăn ngày chay của bạn đấy!
9. Món chay đơn giản: Cháo thập cẩm chay
Món cháo có thể áp dụng cho ăn sáng hoặc bữa ăn trong ngày cũng được. Vừa dễ nấu lại đầy đủ chất dinh dưỡng nữa chứ.
Chén cháo nóng hổi với vị ngọt thơm của hạt sen bùi bùi, thêm mùi thơm của nấm hương và đậu hũ chiên, điểm thêm hạt gạo mềm và béo béo của đỗ xanh.
10. Món chay đơn giản: Xôi dừa
Đưa một miếng xôi dừa lên miệng nhai chậm rãi bạn sẽ thấy vị ngọt, béo hòa quyện với vị bùi thơm tan ngay trong miệng. Là món ăn sáng cho gia đình vào ngày rằm thì còn gì bằng.
Nguồn gốc của Lễ Vu Lan và vì sao chúng ta nên ăn chay vào Lễ này
Mùa Vu Lan vốn là dịp để con người bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ, dù họ còn sống hay đã khuất. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn về vấn đề: Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
Không chỉ tiếp cận theo góc độ thuần túy là tín ngưỡng tôn giáo, mùa Vu Lan còn mang một ý nghĩa khác là thắp lên tình yêu thương và lòng hiếu nghĩa. Đây chính là nét đẹp nhân văn trong ứng xử đạo hiếu, là ý nghĩa thực sự của mùa lễ này.
1. Nguồn gốc của lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của ông Mục Liên, ông đã quy y và trở thành đệ tử lớn, được liệt vào hạng thần thông để nhất trong hàng đệ tử của Phật.
Khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên nhớ mẫu thân liền dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ. Ông thấy mẹ bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì.
Thấy mẹ tiều tụy, không được ăn uống, Mục Liên dụng phép thần thông để đến đưa cơm cho mẹ. Nhưng thật ác nghiệt, hạt cơm cứ tới miệng mẹ ông lại hóa thành lửa. Bất lực, ông chỉ còn cách về xin Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho biết, mẹ Mục Liên phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ đều vì nghiệp chướng của các kiếp trước. Muốn cứu, một mình Mục Liên không thể, phải nhờ đến uy đức của của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.
Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp 10 phương, đặc biệt các vị đã đạt 6 phép thần thông, nhờ công đức cầu nguyện của họ để vong linh mẹ ông thoát khỏi khổ đạo.
Phật dạy Mục Liên sắm đủ các món thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay… dâng cúng các vị chư tăng rồi lập trai đàn cầu nguyện vào đúng dịp Rằm tháng 7. Làm theo lời Phật dạy, quả nhiên vong mẫu Mục Liên thoát kiếp ngạ quỷ, sinh về cảnh giới lành.
2. Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
Thực đơn trong mùa Vu Lan không thể thiếu những món chay. Ăn chay ngày lễ Vu Lan thể hiện sự báo đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, cũng là dịp để cầu chúc cho cha mẹ khi còn sống mạnh khỏe, bình an, khi mất đi có thể siêu thoát và hưởng phước lành cùng con cháu.
Do đó, mùa Vu Lan vốn là dịp để con người bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ. Để làm điều này, mọi người nên ăn chay bởi trong mùa Vu Lan, việc tránh sát sinh để tích đức cho con cháu và báo hiếu là điều vô cùng quan trọng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn chay rất tốt cho Sức Khỏe, giúp Giảm cân và tăng tuổi thọ. Không những thế, ăn chay còn giúp tâm tính con người an nhiên, hiền hòa hơn. Các nhà nghiên cứu khẳng định, thịt và máu động vật chứ nhiều chất kích thích, khiến người ăn dễ nổi nóng và kích động. Trong khi đó đồ chay có nguồn gốc thực vật lại giúp họ thư giãn, tâm hồn cảm thấy thanh bình hơn.
Ăn chay mùa Vu lan và 5 nguyên tắc cần nhớ
Tháng 7 âm lịch hằng năm với Đại lễ Vu lan, rất nhiều người đã lựa chọn ăn chay nguyên cả tháng để thể hiện sự báo đáp công ơn và cầu phúc cho cha mẹ.
“Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với chế độ ăn chỉ với thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhất là khi ăn kéo dài có thể dẫn đến thiếu một số thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vốn phong phú hơn ở các thực phẩm có nguồn gốc động vật”, bác sĩ Niên nhận xét. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người ăn chay cần đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp cho cơ thể đủ protein, sắt, canxi, vitamin D và các acid béo omega-3.
Nguyên tắc 1: Ăn phong phú
Rau xanh, tương, cà muối… là những món “bất li thân” của người ăn chay. Tuy nhiên, nếu thực đơn chỉ như vậy sẽ khiến cơ thể không dung nạp đủ chất.
Người ăn chay nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, thông thường đủ các nhóm thực phẩm: Chất đạm (nguồn gốc từ thực vật như đậu, đỗ, nấm; các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua…), chất béo (các loại dầu ép và hạt có dầu), các loại tinh bột/đường (gạo, ngô, khoai), các loại rau, hoa, quả và muối khoáng.
Ngoài ra, khắc phục tình trạng thiếu các vi chất không có trong thức ăn nguồn gốc thực vật như kẽm, vitamin B12, axit folic… bằng việc bổ sung các vi chất này dưới dạng thuốc bổ.
Nguyên tắc 2: Hạn chế các thức ăn chế biến công nghiệp
Do được sản xuất hàng loạt, được bảo quản trong nhiều loại bao bì với thời gian trên 24 giờ, nên chất dinh dưỡng của thực phẩm chay công nghiệp sẽ không bằng với những món ăn chế biến tươi. Khi đóng gói, hút chân không rồi tiệt trùng thì thực phẩm sẽ bị mất một số chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C hay vitamin B1 (những vitamin này không bền ở nhiệt độ cao).
Bên cạnh đó, có những sản phẩm chay công nghiệp mà chúng ta không thể biết nhà sản xuất sử dụng màu thực phẩm hay màu công nghiệp, chất bảo quản có dùng theo quy định… Vì vậy, người ăn chay nên ăn các loại thực phẩm “thuần khiết, tự nhiên” càng ít chế biến hoặc không cho thêm các chất bảo quản, chất tạo màu, mùi, phụ gia… thì càng có lợi về dinh dưỡng.
Nguyên tắc 3: Đủ chất xơ và đạm
Ăn ít nhất 5 phần các loại trái cây, rau quả mỗi ngày (mỗi phần tương đương 80g). Bên cạnh vitamin và chất khoáng, trái cây và rau quả còn cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá và phòng ngừa táo bón.
Nên ăn các loại đậu, trứng và các nguồn đạm khác. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng… là các nguồn đạm ít béo, giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng, có thể tính vào thành phần rau quả. Các nguồn đạm khác có thể từ các sản phẩm thay thế thịt như đậu hũ, mycoprotein (như Quorn), đạm chay khô (textured vegetable protein) và tempeh.
Cần lưu ý ăn đạm từ nhiều nguồn gốc khác nhau để được thành phần acid amin phù hợp cho nhu cầu cấu trúc và chức năng của cơ thể.
Nguyên tắc 4: Lựa chọn thực phẩm ít béo
Nên chọn thực phẩm chứa chất béo chưa bão hoà, và ăn với lượng ít. Chất béo chưa bão hoà (như dầu thực vật, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải) tốt cho sức khoẻ hơn so với các chất béo chưa bão hoà (như mỡ động vật, bơ). Tuy nhiên, tất các các loại chất béo đều giàu năng lượng và nên ăn với lượng ít.
Sử dụng sữa, sản phẩm từ sữa, hoặc các sản phẩm thay thế sữa (như nước uống đậu nành). Chọn các loại ít béo và ít đường. Sữa và các sản phẩm từ sữa (như phô mai, yaourt) là các nguồn tốt cung cấp protein, canxi, các vitamin A và B12.
Nguyên tắc 5: Ăn uống điều độ, chuẩn mực
Nên ăn có điều độ, chừng mực, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến món chay đơn giản
- 6 món ăn chay đơn giản
- 200 món ăn chay
- cách nấu các món chay thông dụng
- các món chay đãi tiệc
- làm món chay ngon đãi tiệc
- cách nấu món chay ngon dễ làm
- cách nấu các món chay thông thường
- món chay ngon từ rau củ quả