Nguồn gốc của gạo lứt huyết rồng có thể bạn chưa biết
Nội dung chính
1. Nguồn gốc
Gạo lứt Huyết Rồng là gạo có vỏ màu đỏ. Bên trong hạt gạo khi thử bổ đôi ra cũng là màu đỏ. Đây được xem như giống gạo cực quý bởi lúa Huyết rồng có hình thức khác biệt hoàn toàn so với các giống lúa đại trà trồng trong vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn ở lưu vực đồng bằng Sông Cửu Long nên được xưng tên lúa “Rồng”. Mặt khác do màu đỏ sậm của vỏ gạo giống màu của máu nên được gọi là vỏ “Huyết”.
2. Hình thức
Gạo lứt huyết rồng có hạt mẩy, có màu đỏ nâu khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ. Gạo khi nấu thành cơm rất thơm và ngậy, cơm gạo huyết rồng khi ăn có vị bùi càng nhai càng có vị ngọt và béo.
3. Giá trị dinh dưỡng
Gạo lứt huyết rồng chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các acid, các loại vitamin B1, B2, B5, B6,… và các acid như paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic cùng các nguyên tố vi lượng: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali, natri.
Còn gạo lứt cũng có một hồ sơ dinh dưỡng khá mạnh mẽ bao gồm chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột cùng các vitamin, axit thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie, sắt, kali…
4. Chỉ số đường huyết
Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, gạo lứt huyết rồng có chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao là 75,1. Hoàn toàn không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc người ăn kiêng.
Còn gạo lứt có chỉ số đường huyết thuộc vào nhóm thấp hoặc trung bình nên khá phù hợp với người bệnh tiểu đường và người ăn kiêng.
Cùng HITA Vegan tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của gạo huyết rồng
Do có nguồn gốc từ giống lúa hoang nên lúa Huyết rồng không cần phải sử dụng thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu vẫn sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh. Chính nhờ đặc tính sinh học mạnh mẽ này mà gạo Huyết rồng rất bổ dưỡng.
Những công dụng tuyệt vời của gạo lứt huyết rồng
– Có hàm lượng chất xơ cao có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra chất xơ trong gạo cũng có tác dụng làm giảm cholesterol “xấu”.
– Ngăn ngừa và làm giảm tác nhân nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư.
– Chất dầu hữu cơ có trong cám của gạo lứt Huyết rồng được biết đến với tác dụng làm giảm mỡ máu.
– Gạo lứt Huyết rồng rất giàu magie, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của xương. Một bát cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng magiê mà cơ thể cần mỗi ngày. Vậy nên, không thể phủ nhận công dụng của gạo huyết rồng đối với việc ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp.
– Để phòng bệnh hen suyễn, con người cần tăng cường đủ lượng selen và magiê. Trong thành phần của gạo Huyết rồng có 2 khoáng chất vi lượng này nên có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn đối với người mắc bệnh.
– Chất xơ có trong gạo Huyết rồng giúp kiểm soát lượng calo vào cơ thể làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, bạn có thể hạn chế được tình trạng ăn nhiều và giúp giảm cân thải độc. Đồng thời nó cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.
– Gạo Huyết rồng rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe mạnh giúp dẫn truyền thần kinh tốt, tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
– Một trong những công dụng của gạo lứt huyết rồng là đặc biệt tốt cho sản phụ và trẻ con vì rất giàu canxi, sắt, tinh chất bổ xương, giữ răng người mẹ không bị hư hao trong quá trình mang thai và thời kì cho con bú. Còn đối với các bé gạo lứt đỏ giúp xương cốt bé mau cứng cáp, hoàn thiện nhờ vào việc hấp thụ được nhanh chóng chất calo có trong sữa gạo lứt các bé hay uống. Nên cho bé uống bổ sung sữa gạo lứt thay vì chỉ dùng sữa bột.
Gạo Huyết rồng cung cấp rất nhiều vitamin, protein, các nguyên tố vi lượng cần cho sức khỏe của chúng ta đặc biệt rất tốt cho phụ nữ có thai và trẻ em. Bởi vậy nên kết hợp ăn gạo Huyết rồng với gạo thường để sức khỏe được cải thiện hơn.
4 cách nấu gạo lứt huyết rồng thơm ngon nhất
1. Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi áp suất
– Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi áp suất không những nhanh mà gạo khi chín rất dẻo và thơm đồng thời có vị béo béo ngọt ngọt rất ngon.
– Nồi này ở ngoài là 1 nồi áp suất cao, bên trong còn có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy, khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, cũng đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay.
– Lấy 5 cốc nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ.
2. Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi thông thường
– Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi thông thường là cách cổ điển nhất. Tuy nhiên cách nấu này mất thời gian hơn các cách ở trên một chút. Vì hạt gạo phải được ngâm trong vòng 22 tiếng cho nảy mầm và khi nấu cơm sẽ chín và nở đều đồng thời dẻo và có vị ngọt ngọt.
– Đem đi nấu chừng 15 phút thôi (nấu nồi thường), nếu thấy gạo đã mềm mà còn nước nhiều thì chắt nước cơm gạo lứt để uống.
– Sau đó để lửa nhỏ chừng vài phút là ăn được rồi. Như vậy lần sau thì đã biết cho bao nhiêu nước thì vừa. Sau đó chuẩn bị muối mè có bữa cơm gạo lứt ngon lành (bảo đảm là cơm sẽ rất là mềm).
3. Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi cơm điện
Có nhiều cách nấu gạo lứt huyết rồng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là nấu bằng nồi cơm điện. Nồi cơm điện bản chất được thiết kế để nấu được nhiều loại gạo khác nhau nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và sự thơm ngon. Gạo lứt huyết rồng cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên để hạt gạo phát huy được hết sự thơm ngon của nó cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:
– Bước 1: Lấy một lượng gạo vừa đủ và vo sạch với nước 2-3 lần. Trong cách nấu thơm ngon, người ta thường khuyến khích ngâm gạo khoảng 8-22 tiếng đồng hồ để gạo mềm ra và khi chín sẽ ngon hơn. Tuy nhiên nếu bạn không có đủ thời gian thì có thể ngân gạo 20 – 30 phút.
– Bước 2: Đổ nước vào theo tỉ lệ 1:1.5 (1 gạo thì 1,5 nước), hoặc theo cách dân gian thông thường thì cho nước ngập gạo khoảng một lóng tay, hoặc nếu trên bao bì có hướng dẫn về lượng nước khi nấu gạo thì bạn có thể áp dụng theo.
– Bước 3: Cho gạo vào nồi và nấu chín.
Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi cơm điện tuy cơm không dẻo bằng các cách khác nhưng nếu nhai kĩ thì vẫn có thể cảm nhận hương vị thơm ngon của hạt gạo và có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
4. Cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng chưng cách thuỷ
Cách nấu gạo lứt huyết rồng theo kiểu này tốn nhiều thời gian và công sức nhất so với các cách nấu ở trên. Nhưng đây là cách nấu gạo lứt tốt nhất, cơm sẽ dẻo và ngon hơn, nếu nấu với đậu đỏ thì ăn càng bùi và bổ dưỡng.
Chưng cách thủy trong nồi thường: Bạn có thể nấu theo tỉ lệ một chén gạo lứt với một chén nước và một ít muối biển.
– Bước 1: Cho gạo vào một cái tô bằng thủy tinh hoặc sứ, đặt tô này vào nồi nước sôi. Nấu đến khi trong nồi nghe sôi thì tắt lửa để yên khoảng 20 phút.
– Bước 2: Bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi thêm lần nữa thì tắt bếp và để yên 30 phút, lúc này cơm đã chín hoàn toàn.
Có nhiều cách nấu gạo lứt huyết rồng khác nhau. Tuỳ theo điều kiện và sở thích, mỗi người tự chọn cho mình một cách nấu thích hợp. Có một điều chung là dù nấu cơm theo kiểu nào, sau khi nấu xong bạn cũng nên ăn với tâm tĩnh lặng thư thái, nhai kỹ và cảm nhận hương vị ngọt ngào từ loại gạo kì diệu này. Và để đảm bảo tốt nhất, bạn nên chọn những nơi có bán gạo sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
HITA Vegan bật mí món ngon từ gạo huyết rồng phù hợp chế độ ăn chay
1. Cháo gạo lứt nấu rau củ
Món cháo gạo lứt nấu rau củ này sẽ dành cho các bạn muốn giảm cân bằng gạo lứt nhưng chưa biết phải chế biến như thế nào.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
– 200g gạo lứt
– 50g mè trắng
– 1 củ cà rốt
– 1 củ cải trắng
– 1 cây boa rô
– 100g nấm rơm
– Nước tương, dầu hào, dầu mè, các loại gia vị tăng hương vị món ăn khác.
- Cách nấu khá đơn giản
– Bước 1: Rang gạo lứt khoảng 10 phút. Có cho thêm chút dầu ăn vào chảo khi rang.
– Bước 2: Cho gạo lứt vào nồi nước đang sôi (khoảng 1 lít nước). Vặn nhỏ lửa để cháo mềm và thơm hơn.
– Bước 3: Rửa sạch củ cải, cà rốt, rồi cắt hạt lựu. Boa rô bạn bỏ gốc, lấy phần thân trắng và bào mỏng. Nấm rơm thì nên ngâm trong nước muối, sau đó rửa sạch và cũng cắt dạng hạt lựu.
– Bước 4: Đối với mè, bạn bắc chảo lên bếp và rang đến khi có mùi thơm thì thôi.
– Bước 5: Tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho dầu mè và phi boa rô lên vàng đều rồi cho tất cả củ cải, cà rốt, nấm, nước tương, và gia vị vào đảo đều khoảng 5 phút thì tắt bếp.
– Bước 6: cuối cùng bạn cho hỗn hợp thực phẩm đã nấu vào nồi cháo đang hầm. Khoảng chừng 10 phút là bạn đã có món ngon từ gạo lứt để giảm cân rồi.
2. Cháo gạo lứt hạt sen, đậu đen và bí đỏ
- Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món này bao gồm:
– 100g gạo lứt huyết rồng
– Đậu đen 100g
– Hạt sen tươi nguyên nhân 100g
– Bí đỏ 300g
– 1 thìa cafe muối
- Các bước thực hiện:
– Bước 1: Khi đã có đủ nguyên liệu, vo sạch gạo lứt. Với đậu đen thì bạn nên rửa sạch bằng nước sôi để hết nước chát.
– Bước 2: Đem gạo lứt và đậu đen vào nồi, đun khoảng 10 phút rồi ủ đến sáng.
– Bước 3: Buổi sáng hôm sau, cho nồi lên bếp rồi thả một chút muối, hạt sen và bí đỏ (đã xắt miếng nhỏ hình vuông 2cm) vào nồi.
Chỉ sau 10 phút tiếp theo là bạn sẽ được thưởng thức món cháo từ gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng mà vẫn giảm cân được. Nếu bạn thích ăn ngọt thì có thể thay muối bằng đường.
3. Chè đậu đen gạo lứt
Đậu đen bùi bùi nấu cùng gạo lứt thơm thơm hòa quyện thành món chè hấp dẫn vừa là món ăn vặt. Đồng thời cũng là món cung cấp không ít năng lượng cho cơ thể.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 100g Đậu đen
– 100g Gạo lứt huyết rồng
– 2 muỗng đường thốt nốt
- Cách nấu Chè đậu đen gạo lứt:
– Bước 1: Đậu đen, gạo lứt cho vào tô, đổ nước vào và ngâm khoảng 3 giờ.
– Bước 2: Cho đậu đen, gạo lứt vào nồi nước, nấu sôi ở mức lửa nhỏ. Khi hạt đậu đen mềm, cho đường thốt nốt vào, khuấy thêm 3 phút.
– Bước 3: Tắt bếp, múc chè ra chén. Bạn có thể rắc thêm mè đen lên trên nếu thích. Món này bạn có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.
4. Bánh bao gạo lứt
- Nguyên liệu cần có
– 80g gạo lứt huyết rồng
– 420g bột mì
– 260 ml nước
– 100g đường nâu
– 5g men nở khô.
- Cách thực hiện
– Bước 1: Xay nhỏ gạo lứt thành bột mịn. Lấy số bột vừa xay thêm nước và trộn đều với bột mì, đường nâu, men nở rồi nhào thành một khối đồng nhất, ủ bột đến khi bột nở gấp đôi.
– Bước 2: Lấy bột ra, nhào qua nhào lại và cán bột thành hình chữ nhật rồi cuộn thành hình trụ dài.
– Bước 3: Lấy dao, xắt bột ra nhiều miếng vừa phải.
– Bước 4: Cho bánh vào nồi hấp khoảng 13 phút là bánh chín.
Tuy nhiên bạn không nên lấy bánh ra ngay mà hãy đợi sau 3 phút nhé! Như thế bánh sẽ nở ra tối đa, chín đều hơn và ăn ngon hơn.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Tìm kiếm liên quan đến gạo lứt huyết rồng
- gạo lứt huyết rồng vinmart
- mua gạo lứt huyết rồng ở hà nội
- thức uống gạo lứt huyết rồng
- gạo lứt huyết rồng rang có tác dụng gì
- gạo lứt huyết rồng và gạo lứt đỏ
- gạo lứt huyết rồng mua ở đâu
- bán gạo lứt huyết rồng hà nội
- sữa gạo lứt huyết rồng