Đường nâu là nguyên liệu trong chế phẩm tạo ngọt được sử dụng rất nhiều trong các món ăn thường ngày. Tuy nhiên, khái niệm về loại đường này còn khá mơ hồ với mọi người.  Đường nâu có phải là đường vàng? Và công dụng là gì? Vậy nên hãy cùng Nhà Hàng Chay HITA tìm hiểu ngay nhé!
đường nâu

HITA Vegan bật mí đến bạn đọc những điều cần biết về đường nâu

Nội dung chính

1. Đường nâu là gì? Có mấy loại?

Đường nâu nguyên chất là loại đường sucrose được bọc màu nâu bên ngoài bằng mật mía.

Chúng ta sẽ phân chia đường nâu thành hai sản phẩm chính là đường tự nhiên và đường thương mại. Người ta thường phân biệt hai loại sản phẩm chính với công đoạn cuối cùng:

– Đường tự nhiên: Khi sản xuất loại đường này chúng ta sẽ giữ lại một phần mật rỉ đường ở giai đoạn cuối trong quá trình luyện đường.

– Đường thương mại: Là loại đường được sản xuất bằng cách sử dụng đường trắng và thêm một lượng mật đường vào để nhuộm màu cho đường. Tỉ lệ mật đường được sử dụng trong loại đường này thường chứa khoảng 10% tổng trọng lượng đường nâu.

đường nâu

2. Thành phần đường nâu

Trong đường nâu có thành phần tương tự như đường trắng. Tuy nhiên thành phần của chúng có những thành phần khác nhau. Thông thường đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo. Các khoáng chất có trong đường được lấy từ mật đường như: canxi, magie, kali và sắt (1 muỗng canh mật đường có thể cung cấp 20% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người).

Thông tin liên quan:  Gừng mật ong và những tác dụng cực hữu ích cho sức khỏe

Ngoài ra một số hàm lượng khác cũng có mặt trong đường nâu như:

– Hàm lượng calo: 1 thìa chứa khoảng 17 calo, tức là trong khoảng 1% hàm lượng calo một người cần dùng để tiêu thụ hàng ngày.

– Chất béo: không có chất béo, tuy nhiên khi kết hợp với một số chất khác có chứa chất béo có thể làm món ăn không tốt cho sức khỏe.

– Carbohydrate: Trong 1 thìa có chứa khoảng 4g carbohydrate tương đương với 1% hàm lượng cơ thể cần mỗi ngày.

– Vitamin và các khoáng chất: về cơ bản thông thường không có vitamin và chỉ chứa một lượng nhỏ khoáng chất.

3. Đường nâu có khác với đường vàng?

Câu trả lời là “có” nhưng lại rất khó để phân biệt giữa đường nâu và đường vàng ngay cả khi dựa vào quan sát màu sắc. Đường nâu sử dụng rỉ đường dư thừa trong sản xuất đường trắng để nhuộm màu. Trong khi đó, đường vàng dùng trực tiếp mật mía để nhuộm màu. Đường vàng có thành phần giá trị dinh dưỡng cao hơn đường nâu.

Thông tin liên quan:  Có thể bạn chưa biết tác dụng của sữa đậu nành tuyệt vời như thế nào

Những công dụng tuyệt vời của đường nâu có thể bạn chưa biết

1. Sử dụng trong chế biến thực phẩm

– Loại đường này có khả năng tạo màu tự nhiên. Giúp tăng hương vị cho các món ăn nên thường được sử dụng để làm bánh ngọt, đồ uống, các món chè, món nướng, kho…

– Khi làm bánh, nhất là bánh quy muốn bánh ngọt đậm, tăng độ ẩm cho bánh và cho màu bánh vàng óng đẹp mắt thì bạn nên bỏ bớt một lượng đường trắng và thay thế nó bằng đường nâu.

– Ướp thịt heo với nước mắm, nước tương, đường nâu, tiêu, dầu ăn, thêm ít hành tím và xả băm thì thịt sẽ mềm, ngon, vàng đẹp và thơm hơn.

đường nâu

2. Giảm cân, ngừa bệnh béo phì

Vì lượng calo thấp nên đường nâu thường được dùng để thay thế đường trắng trong chế biến các món ăn và thức uống. Nhờ vào đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa được bệnh béo phì. Đồng thời giúp các chị em phụ nữ đạt được cân nặng như ý muốn.

Thông tin liên quan:  Gạo lứt muối mè - Nguồn dinh dưỡng vàng dành cho sức khoẻ

3. Đẹp da, ngăn ngừa mụn

Nếu chị em đang tìm kiếm phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn và hiệu quả thì đừng bỏ qua đường nâu. Với lượng mật mía cùng hợp chất axit glycolic dồi dào nên loại đường này có tác dụng chống lão hóa, trị mụn… mang đến cho chị em làn da mềm mịn, trắng sáng.

4. Giảm đau bụng kinh

Thành phần kali trong đường nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Để giảm được cơn đau bụng kinh, bạn có thể pha đường nâu để làm nước chanh nóng.

5. Hồi phục sức sau khi sinh

Sau khi sinh, các mẹ phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại sức. Nhưng giờ không cần lo lắng nữa vì đã có đường nâu, một biện pháp hồi phục sức hiệu quả và an toàn. Với các khoáng chất giàu có như canxi, đường nâu cung cấp một lượng lớn năng lượng, giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng, đánh tan mệt mỏi.

Thông tin liên quan:  Tìm hiểu một số cách nấu trà bồ công anh đơn giản tại nhà

Đường nâu tưởng chừng như rất xa lạ nhưng lại quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn hàng ngày. Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đường này cũng như những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại.

6. Tăng cường năng lượng tự nhiên

Đường nâu sẽ cung cấp cho bạn một sự gia tăng năng lượng tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn. Nó sẽ cho bạn sức mạnh tạm thời và giúp bạn cảm thấy sự hồi phục tức thời khi bạn đang cảm thấy yếu. Vì vậy, nếu bạn buồn ngủ và ít năng lượng, hãy thêm đường vào trà hoặc cà phê.

7. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Bạn đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa? Đường nâu chính là một giải pháp có lợi, giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của dạ dày. Uống nước đun sôi có trộn đường nâu và gừng sẽ bảo vệ và cải thiện tiêu hóa.

Thông tin liên quan:  Nấm đùi gà là nguyên liệu chế biến món chay cực hữu ích cho cơ thể

8. Khử trùng

Đường nâu có tính chất sát khuẩn, giúp chữa lành các vết cắt nhỏ và bầm tím. Đường nâu cũng có tính chất chống viêm, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.

9. Trị chứng cảm lạnh

Đường nâu đã được sử dụng như là một liệu pháp hiệu quả để điều trị cảm lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, chỉ cần đun sôi nước sau đó thêm một vài lát gừng và một ít đường vào rồi uống.

10. Ngăn ngừa hen suyễn

Người bị hen suyễn và các vấn đề hô hấp khác được đề nghị thay thế đường trắng bằng đường nâu. Việc tiêu thụ đường sẽ ngăn ngừa bệnh suyễn và đồng thời chống lại các phản ứng dị ứng khác.

11. Bảo vệ làn da

Đường nâu cũng rất tốt cho làn da của bạn, vì nó có thể giúp làm ẩm da và hydrat hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm triệu chứng sưng trên da bạn. Đường giàu vitamin B giúp bảo vệ làn da khỏi lão hóa và ngăn ngừa các tế bào da bị tổn thương thêm.

Thông tin liên quan:  Rong biển khô là gì và cách nấu rong biển thành các món chay thanh đạm

Cách bảo quản và xử lý đường lâu không bị hỏng

đường nâu

1. Đường nên đựng trong hũ kín, để nơi thoáng mát

Để giữ cho hạt đường tơi, rời, khô ráo thì bạn nên cho đường vào hũ đựng và đậy nắp kín. Nếu đựng trong túi nilon thì bạn nên cột chặt miệng túi. Nhớ làm sạch các hạt đường còn bám xung quanh túi hay hũ đựng. Tránh kiến “ngửi’ được mùi sẽ tìm đường xâm nhập hũ, túi đường nhé.

Ngoài ra, bạn cũng cần đặt hũ đường tại những nơi thoáng mát. Đặt trong tủ lạnh, không đặt ở những nơi ẩm ướt, có nhiều nước. Vị trí bẩn tối, những nơi như vậy thường dễ làm hỏng, làm đường bị chảy nước, biến chất.

2. Xử lý khi có kiến trong hũ đường

Khi hũ đường của bạn đầy kiến bên trong, chỉ cần cho một con dao hay miếng sắt vào trong hũ đường, lũ kiến sẽ tự động bò ra ngoài.

Lưu ý là bạn cần làm sạch dao hay miếng sắt và để chúng thật khô ráo rồi mới cho vào hũ đường. Tránh để bị bẩn hay dính nước, chúng có thể vẫn sẽ đuổi lũ kiến ra khỏi hũ đường nhưng đồng thời cũng sẽ làm đường bị bẩn và ướt.

Thông tin liên quan:  La hán quả - Thần dược chữa nhiều loại bệnh cải thiện sức khoẻ

Một cách khác để đuổi kiến dễ dàng ra khỏi hũ đường là bạn cắm một chiếc đũa vào hũ, để lũ kiến từ từ bò lên đũa. Lúc này bạn chỉ cần lấy đũa ra ngoài và giũ sạch, nếu còn có kiến trong đường thì lặp lại hành động cắm đũa vào hũ đường thêm nhiều lần cho tới khi bên trong sạch kiến.

3. Xử lý khi đường bị vón cục

Bạn cho một lát bánh mì, táo hay đất nung vào hũ đường vàng. Một thời gian ngắn sau, đường sẽ không còn bị vón thành cục nữa.

HITA Vegan bật mí một số món ăn ngon làm từ đường nâu 

1. Bánh bò nướng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 150gr nước cốt dừa

– 75gr đường thốt nốt hoặc đường nâu, đường vàng

– 100gr bột năng

– 1/2 thìa cafe (khoảng 2gr) men nở

– 3 trứng gà loại lớn khoảng 60g/ quả cân cả vỏ

– 1 ống vani

  • Các bước thực hiện món bánh bò nướng

– Cho nước cốt dừa và đường vào nồi. Đun trên lửa to, quấy liên tục để đường tan nhanh. Khi đường tan hết thì bắc khỏi bếp, để nước nguội về khoảng 35 – 40 độ C (chạm tay vào thấy hơi ấm nóng). Nước cốt dừa ấm sẽ giúp men hoạt động tốt hơn, nhưng nếu nước quá nóng sẽ làm yếu hoặc chết men.Cho bột năng và men nở vô thau, trộn đều.

Thông tin liên quan:  Hướng dẫn cách nấu trà gạo lứt bổ sung dinh dưỡng

– Cho trứng vào đánh tới khi hỗn hợp mịn mượt.

– Đổ nước cốt dừa ấm vào thau bột và trứng, trộn đều tới khi hỗn hợp mịn mượt.

– Đậy kín thau bột bằng khăn, nilon hoặc nắp đậy. Ủ ở nơi ấm áp (30 – 35 độ C) khoảng 2 – 2.5 giờ, tới khi trên mặt thau có một lớp bọt khí.

– Khi bột đã có một lớp bọt khí ở trên mặt thì dùng muỗng khuấy nhẹ nhàng để các nguyên liệu hoà quyện trở lại. Lưu ý khuấy lớp bột lắng và đọng ở đáy thau. Khuấy nhẹ tay, tránh làm vỡ nhiều bọt khí.

– Làm nóng lò 180° 10 phút, đổ bột vô khuôn chống dính, cho khuôn vô lò nướng ở rảnh thấp nhất nước 40- 45 phút. Dùng tăm xăm vào nếu không dính là bánh chín.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

2. Bánh Táo

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Làm nhân

– 2 quả táo

– 40 gr Đường nâu

– 1 thìa cà phê quế

– 15gr bơ nhạt

– Làm vỏ ngọt

– 250gr Bột mì

Thông tin liên quan:  HITA hướng dẫn nấu sữa hạt sen bằng nhiều công thức khác nhau

– 80gr Đường

– 1 quả trứng

– 125 gm bơ nhạt cắt từng cục

  • Các bước thực hiện bánh táo

Bước 1: Bật lò nướng ở 170 độ

Bước 2: Làm nhân

Táo cắt hạt lựu, bỏ hạt. Cho các nguyên liệu làm nhân lên bếp, nhỏ lửa nấu đến khi táo mềm. Cho vào tủ lạnh để nhân nguội bớt.

Bước 3: Làm vỏ bánh

– Cho đường và trứng vào bát.

– Cắt bơ thành từng cục cho vào bột đến khi bột với bơ rời nhau thành một hỗn hợp bột màu vàng.

– Sau đó cho hỗn hợp đường trứng vào nhào thành khối mịn. Để 20 phút trong tủ lạnh.

– Sau 20 phút lấy ra cán mỏng chia bột đủ để làm đế bánh và phần cover mặt bánh. Cho một lớp dầu xịt lên khuôn bánh tart.

– Cho một lớp bột đã cán lên, làm các lỗ dưới đế bánh.

– Cho nhân táo đã làm vào khuôn bánh tart và cover một lớp vỏ bột đã làm lên. Làm một vài lỗ nhỏ trên bánh. Cho ít đường quế bột rắc lên phía trên mặt bánh

Thông tin liên quan:  HITA hướng dẫn nấu sữa hạt sen bằng nhiều công thức khác nhau

Bước 4: Hoàn thành

Nướng bánh trong vòng 15 phút ở 170 độ. Để bánh nguội rồi cắt. Trang trí bánh bằng dâu và kem tươi.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

3. Sữa tươi trân châu đường nâu

Cách làm sữa tươi trân châu đường nâu rất đơn giản, bạn có thể tự làm để uống hàng ngày mà không cần phải xếp hàng dài, bỏ một lượng tiền không nhỏ ra để mua ngoài tiệm.

Mấu chốt làm nên vị ngon của sữa tươi trân châu đường đen là trân châu phải giữ độ ngọt thấm đều, dẻo dai vừa phải. Sữa tươi uống kèm không nên quá ngọt hay quá nhạt sẽ phá vỡ tổng thể của đồ uống.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 100gr bột gạo

– 70gr đường nâu

– 100gr bột năng

– 3gr bột ca cao

– 1 hộp sữa tươi tiệt trùng

  • Cách thực hiện

– Bước 1: Trộn bột năng và bột gạo lại với nhau

– Bước 2: Đun sôi khoảng 350ml nước, đợi nước sôi lăn tăn thì đổ đường nâu vào, vặn nhỏ lửa. Sau đó, đổ bột ca cao vào nước đường đang sôi, nhanh tay khuấy đều để bột và đường tan trong nước, không bị vón cục

Thông tin liên quan:  Bạn có biết Vitamin e có trong thực phẩm nào không?

– Bước 3: Sau khoảng 5 phút khi đường và ca cao đã tan hoàn toàn, bạn dùng 1 chiếc muỗng lớn múc phần nước đường ca cao còn nóng đổ vào hỗn hợp bột đã trộn sẵn

– Bước 4: Đeo găng tay hoặc bạn có thể dùng thìa để cho khỏi nóng, nhanh tay trộn đều nước đường ca cao cùng bột quyện lại với nhau. Để tránh bột quá cứng hay quá nhão, bạn nên múc từ từ từng muỗng nước đường vào để trộn. Lưu ý, nước đường luôn phải giữ nóng

– Bước 5: Khi bột đã dẻo, dai vừa phải, bạn dùng tay kéo dài bột ra kiểm tra, nếu bột vẫn có độ dai mịn và kết dính tức là đạt. Nếu bột đứt bị đứt tức là bột quá khô, cần thêm nước. Còn nếu bột quá nhão dính và còn lợn cợn tức là bạn chưa trộn đều tay, cần nhào nhuyễn thêm để bột mịn.

– Bước 6: Lăn bột đã nhào trên một chiếc thớt sạch thành sợi dài nhỏ vừa, sau đó dùng dao xắt thành các miếng nhỏ đều nhau để tạo hình viên trân châu–

Thông tin liên quan:  Rong biển khô là gì và cách nấu rong biển thành các món chay thanh đạm

– Bước 7: Dùng tay vê từng viên trân châu thành khối tròn, sau đó thả vào một chiếc bát tô khô ráo. Rắc thêm bột năng lên trân châu đã vê, lắc đều để trân châu được phủ đều bởi bột

– Bước 8: Chuẩn bị đun sôi một nồi nước sôi sao cho lượng nước sôi ngập gấp 2 lần lượng trân châu. Khi nước đã sôi, thả trân châu vào nồi, nhanh tay khuấy đều để trân châu không dính vào đáy nồi. Đậy vung lại rồi vặn nhỏ lửa, luộc trân châu khoảng 30 phút

– Bước 9: Sau khi trân châu chín mềm, dùng muôi lỗ vớt trân châu ra bát nước sạch

– Bước 10: Hòa tan khoảng 70gr đường nâu với 100gr nước, đun sôi để đường tan hết rồi đổ vào ngâm trân châu trong khoảng 30 phút để trân châu có vị ngọt dịu.

Sau khi đã có trân châu, bạn chỉ cần múc trân châu vào cốc, đổ thêm sữa tươi là có thể thưởng thức.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Thông tin liên quan:  Tìm hiểu một số cách nấu trà bồ công anh đơn giản tại nhà

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

Tìm kiếm liên quan đến đường nâu

  • đường nâu việt nam
  • đường nâu mua ở siêu thị
  • đường nâu bao nhiêu tiền
  • đường nâu biên hòa
  • đường nâu việt nam mua ở đâu
  • đường nâu cục
  • đường nâu và đường đen
  • đường nâu hàn quốc mua ở đâu