Các món gỏi chay cực hấp dẫn dành cho những người ăn chay trường
Nội dung chính
- Đậu hũ: 1 bìa
- Xoài: 1 quả
- Cà rốt: nửa quả
- Rau thơm: các loại
- Chanh, ớt, tỏi
- Nước tương chay, đường, muối.
- Đậu hũ tươi: 1 miếng
- Nấm tuyết: 250gam
- Cà rốt: 1 củ
- Chanh, ớt, một ít cần tây
- Lạc rang: 2 muỗng canh (đem dã giập)
- Gia vị chay: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm
- Hoa chuối: 1 bắp
- Cải tím: 1 bắp
- Rau càng cua, rau răm: 1 mớ/loại
- Ớt sừng trâu: 1 quả
- Hành trắng: 1 củ
- Đậu phộng rang
- Gia vị: Nước cốt tắc, nước tương chay, muối, đường.
Vì sao chúng ta nên ăn chay thường xuyên?
Ăn uống với một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chính là một trong những xu hướng ngày nay. Trong đó, ăn chay là một cách nhanh chóng và đơn giản nhất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn cả về tinh thần lẫn thể chất. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem việc ăn chay có lợi ích như thế nào cũng như làm thế nào để có một chế độ ăn chay phù hợp mà còn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
HITA gợi ý các món gỏi chay thanh tịnh dễ chế biến
Trong mâm cúng ngày rằm tháng 7 có nhiều món ngon trong đó có gỏi chay,nộm chay cũng là một món ngon mà chị em có thể làm và thành kính dâng lên tổ tiên trong ngày này. 1. Gỏi bưởi chay ngọt mátCách làm:
Bưởi gọt vỏ, lột lấy múi bên trong và bẻ miếng vừa ăn. Húng quế, rau răm nhặt lá úa, rửa sạch. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi. Nấm đùi gà ngâm muối, rửa sạch, thái sợi, xào chín. Hành boa rô cắt lát, phi thơm. Tàu hũ ky, mì căn chiên vàng giòn khi dầu đã nóng mới giòn, phồng xốp mà không bị dai, vớt ra để ráo dầu.Làm nước trộn gỏi: pha 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 muỗng cà phê ớt băm, 1 muỗng canh nước mắm chay, khuấy đều cho tan đường. Trong tô lớn cho bưởi và các nguyên liêu vào, rưới 1/2 chén nước sốt và trộn thật đều tay. Sau đó, cho gỏi ra dĩa, rắc hành boa rô phi lê trên và rưới 1/2 nước sốt còn lại. Vậy là món gỏi bưởi đã hoàn thành rồi, vừa nhanh vừa dễ mà ăn rất ngon nữa nè.
2. Gỏi đu đủ chay
Thực hiện: Đu đủ xanh mua về gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch và bào sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ bào sợi ướp với 1/2 trái chanh, 1/2 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Dưa leo bỏ ruột, cắt miếng vừa rồi cho ướp với 1/4 muỗng cà phê muối vào xóc đều. Đậu hũ chiên cắt sợi vuông vừa ăn. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng thì cho bánh phồng chay vào chiên phồng lên rồi vớt ra giấy thấm bớt dầu. Dùng lại chảo đó cho đậu hũ chiên vào chiên vàng giòn rồi vớt ra giấy thấm dầu.Trộn tất cả: đu đủ, cà rốt, dưa leo, đậu hũ với nước mắm chay, 1/2 muỗng canh đường và vắt thêm 1/2 trái chanh thấy chua ngọt cho vừa ăn. Sau cùng rắc thêm đậu phộng rang giã thô lên mặt. Ăn kèm bánh phồng chay nhé.
3. Gỏi ngó sen chay
Cách làm: Ngó sen cắt khúc dài khoảng 5cm, chẻ làm đôi. Sau đó ngâm ngó sen với giấm pha nước khoảng 10 phút.Nấm tuyết ngâm với nước cho nở rồi cắt nhỏ. Cần tây, rau răm cắt khúc, ớt chuông bỏ hạt, cắt mỏng còn cà rốt cắt sợi.
Pha nước trộn gỏi: Trộn đều 5 muỗng canh nước cốt chanh, 4 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng canh ớt băm vào với nhau.
Rang qua đậu phộng trên chảo sau đó đập dập. Tiếp đến cho tôm chay vào nồi luộc chín.
Bỏ ngó sen, cà rốt, nấm tuyết, cần tây, ớt chuông, rau răm, tôm vào một cái tô lớn. Đổ nước trộn gỏi đã pha ở trên vào, trộn đều cho ngấm gia vị.
Cho ra đĩa, rắc đậu phộng lên. Bạn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm chay. Nhanh tay thưởng thức nhé!
4. Miến trộn chay
Nếu như không thích các loại gỏi trái cây trên thì bạn cũng có thể học cách làm món miến trộn chay này, đây cũng là một loại nộm chay khá hấp dẫn cho ngày Rằm tháng Bảy Cách làm:Nấm hương ngâm nước cho nở, dùng kéo cắt khoanh tròn theo cây nấm. Ướp nấm hương với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương khoảng 15 phút cho ngấm. Rắc 50gr bột chiên giòn lên nấm cho bám đều.
Đậu phộng rang chín, xát sạch vỏ, giã hơi nhỏ. Giá đỗ nhặt, rửa sạch. Cà rốt cắt sợi, cần tây cắt khúc, rửa sạch, để ráo. Chần sơ qua giá đỗ, cần tây, cà rốt cho chín. Gắp cả 3 ra, cho vào tô có thêm vài viên đá để rau củ được giòn, giữ được màu xanh.
Làm nóng chảo với 1 chén dầu ăn, chiên sơ qua đậu hũ chiên. Gắp đậu hũ ra, cắt sợi. Tiếp tục dùng chảo đó, chiên giòn nấm hương. Pha nước trộn: Củ kiệu cắt nhỏ, cho vào chén cùng ớt cắt nhỏ, 30ml nước tương, 1 muỗng canh đường trắng, 5ml nước cốt chanh, khuấy đều. Đun nước sôi, cho miến vào chần sơ. Đổ miến ra rổ, xóc cho ráo nước, trộn đều miến với 1 muỗng canh dầu ăn để miến không bị dính vào nhau. Cho miến ra đĩa. Thêm nấm hương, đậu hũ chiên, giá đỗ, cà rốt, cần tây và chan đều hỗn hợp nước tương đã pha lên trên, trộn đều. Rắc đậu phộng lên ăn kèm để món ăn thêm hấp dẫn.Những lợi ích không ngờ khi ăn chay
Ăn chay không chỉ dành riêng cho Phật tử mà ngày càng được nhiều người áp dụng bởi những lợi ích đối với sức khỏe.
Ngoại trừ vấn đề tâm linh, chỉ tính riêng về mặt sức khỏe, ăn chay rất tốt nếu người dân hiểu biết và được tư vấn chính xác. Chế độ ăn này vừa đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động, không thừa, thiếu các vitamin và muối khoáng, giúp tăng cường sức khỏe. Ăn chay vẫn có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chất đạm, chất béo, chất bột đường vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, lợi thế lớn nhất của các món chay là chứa các chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ thực vật nên không chứa cholesterol, đồng thời rất dồi dào chất xơ. Chế độ ăn chay đa dạng giúp thanh lọc cơ thể giúp phòng chống một số loại bệnh liên quan tới chuyển hóa như béo phì, táo bón, huyết cao, tim mạch. Người ăn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất): – Chất đạm: đỗ xanh, đậu phụ… – Bột đường: khoai, gạo, các loại hạt họ đậu – Chất béo: vừng, lạc giàu chất béo bão hòa rất tốt cho người có bệnh lý tim mạch, người cao tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, người có bệnh lý rối loạn mỡ máu. – Vitamin và khoáng chất: rau xanh, hoa quả tươi.Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Tìm kiếm liên quan đến các món gỏi chay
- món chay ngon
- gỏi cuốn chay
- gỏi chay dưa leo
- goi chay recipe
- Page navigation