Ăn chay trường là gì – Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích… và họ ăn chay cũng vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, đạo đức, khấn nguyện, sức khỏe hay chỉ đơn giản chỉ là để thay đổi khẩu vị.
Ăn chay là gì?
Nội dung chính
Ăn chay hay còn gọi ăn tương hay ăn lạt. Đó là việc chỉ ăn những món từ thực vật: hoa quả, rau cải, không ăn những món được chế biến từ bộ phận các loài động vật như thịt, cá, tôm,… những loài hữu tình cũng biết tham sống sợ chết như người. Chúng ta cần hiểu: không phải người nào cũng có thể bỏ hẳn ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay nên có 2 phương pháp ăn chay, đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.
Ăn chay trường là gì?
Ăn chay trường còn gọi là trường trai chính là cách mà bạn ăn chay một cách thường xuyên, mỗi ngày đến suốt đời không ngắt quãng để xen kẽ bất kỳ món mặn nào làm từ động vật.
Các hình thức chay trường phổ biến
Có 4 kiểu ăn chay chính:
- Ăn chay thuần chay
- Ăn chay có trứng, không sữa
- Ăn chay có sữa, không trứng
- Ăn chay có cả trứng và sữa
Hiện nay, ăn chay trường đang được áp dụng vô cùng phổ biến, phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng lựa chọn các hình thức ăn chay phù hợp khác nhau. Ngoài ra, còn rất nhiều các kiểu ăn chay khác và chúng đều mang một ý nghĩa riêng.
Ăn chay kỳ là gì?
Phần trên bạn đã biết ăn chay trường là gì, còn phương pháp ăn chay kỳ là hình thức ăn chay theo những ngày nhất định trong tháng hoặc các tháng nhất định trong năm. Tùy vào điều kiện cá nhân mà mỗi người lựa chọn các kỳ ăn chay phù hợp. Thậm chí, người ta có thể tự nguyện và ăn chay theo những kỳ nhất định mà mình lập ra như ăn chay 4 ngày trong tháng, 10 ngày trong tháng…
Có mấy loại ăn chay kỳ?
Khác với ăn chay trường, thông thường, ăn chay kỳ vào một số ngày âm lịch như sau:
- Nhị trai: Ăn chay vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng
- Tứ trai: Ăn chay vào mùng 1, 8, 15, 23 hoặc 30, 1, 14, 15
- Lục trai: Ăn chay vào mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30. Nếu tháng thiếu sẽ vào ngày 28, 29
- Thập trai: Ăn chay vào 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 hàng tháng. Tháng thiếu sẽ là 27, 28, 29
- Nhứt ngoạt trai: Là ăn chay tính theo tháng (thường là tháng giêng, tháng bảy, mười)
- Tam ngoạt trai: Là ăn chay tháng, tính 3 tháng/lần vào tháng 1, 5, 9.
- Còn có một cách gọi khác đối với những người phát nguyện không ăn sau 12 giờ trưa đó là ngọ trai.
Ý nghĩa của việc ăn chay trường là gì?
Như bạn đã biết ăn chay trường là gì, Phật dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”.
Vậy ăn chay là một phương pháp tu tập để tăng trưởng lòng từ bi: từ bi là lòng thương yêu muôn loài muôn vật. Ăn chay là điều kiện dễ dàng cho việc giữ giới, không giết hại. Chay là từ nói khác đi của chữ “trai”, nghĩa là thanh tịnh.
Ăn chay còn nhằm tôn trọng sự sống bình đẳng: tất cả các loài hữu tình đều sợ chết. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy: “Ai cũng ham sống sợ chết, vậy nên chớ giết và sai bảo giết”.
Phật dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau nên theo nhau lãnh thọ quả báo trong 6 đường”. Việc ăn chay sẽ tránh oán kết trong sinh tử: chúng sanh sở dĩ luân hồi là để trả nợ oán kết lẫn nhau. Cứ giết hại nhau rồi báo thù nhau, những bất an của đời sống vì ăn thịt lẫn nhau mà có mặt.
Riêng người tu tập việc ăn chay giúp dễ tu tập thiền định: ăn chay thì thân thể nhẹ nhàng, không bị các chất tanh nồng làm tâm tánh bất định. Đối với người ăn chay, tụng kinh lễ Phật ngồi thiền sẽ có hiệu quả rất cao.
Cuối cùng là báo ân muôn loài: trong lục đạo luân hồi, có nhiều ân oán, ai cũng từng là cha mẹ ông bà của nhau. Để tránh ăn thịt lẫn nhau, ăn thịt người thân thích của mình nhiều kiếp, chúng ta cần thực tập ăn chay.
Chính vì vậy cũng có nhiều người sống ở đời không phải người xuất gia theo Phật giáo vẫn có thể phát nguyện ăn chay trường để nuôi dưỡng tâm từ bi, thân tâm an lạc, nhẹ nhàng trong cuộc sống.
Vậy cách thức đúng của việc ăn chay trường là gì?
Vấn đề dinh dưỡng của ăn chay trường là gì?
Đối với vấn đề suy dinh dưỡng, không chỉ ăn chay mà ăn uống nói chung, nếu không đúng cách đều dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng. Theo bác sỹ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM), thì thực phẩm ăn chay thường có năng lượng thấp và nếu không ăn đa dạng thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm cùng suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12… với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có trong thực vật với tỷ lệ thấp và khó hấp thụ hơn. Nhất là với người ăn chay trường thì càng cần phải có bữa ăn đa dạng hơn so với người ăn mặn.
Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu, như chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm với muối tiêu, nước tương thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Ngược lại nếu bữa ăn chay quá nhiều bột đường và dầu thì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Vì thế người ăn chay trường cần phải chú ý làm sao cho bữa ăn chay của mình được hoàn mỹ nhất, đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Dinh dưỡng đúng của việc ăn chay trường là gì? Là các món ăn trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu xanh…) dầu và rau – trái cây. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Bữa ăn luôn có rau trái để vitamin C giúp hấp thụ chất sắt trong thức ăn. Ngoài ra cần bổ sung thêm sắt, vitamin… theo chỉ định của bác sĩ.
Vấn đề nhận thức của ăn chay trường là gì?
Ăn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý như trên, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước lên đường phước huệ. Điều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thật của nó, không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sinh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn. Lại ăn chay phải hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ như chỉ ăn rau tương, cơm muối sẽ có hại cho sức khỏe.
Ăn chay là để thanh tịnh thân tâm, nên từ hình thức đến nội dung của thức ăn chay cần phải thanh tịnh, không nên giả các thức ăn mặn để tổn hại sự thanh tịnh của ăn chay và làm trò cười cho thế gian.
Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất cay, nồng, hôi; có nhiều chất kích thích như hành, hẹ, tỏi, nén… Theo kinh Phạm Võng, đức Phật dạy không nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sanh các phiền não như ái dục, sân hận.
Ngày nay, ăn chay được coi là phương pháp dưỡng sinh tối ưu. Vì thế, nếu là Phật tử hay không là Phật tử nên phát tâm ăn chay. Thế giới này chiến tranh là do tâm sát hại. Ăn chay giúp cho con người thêm tình thương, bớt hận thù, tránh được giết hại. Chúng ta mà ăn chay nhất là ăn chay trường thì trái đất có thể hòa bình và mọi loài chúng sanh được an lạc.
Và bạn thấy đó, cảnh giới cao nhất của ăn chay chính là ăn chay trường hoàn toàn. Và lúc này, người ăn chay trường đã rèn được cho mình sự bản lĩnh, tinh thần cương nghị, cũng như sự thảnh thơi thoải mái nhất trong tâm hồn. Tôi chưa từng thấy người ăn chay trường nào lại gò bản thân, ép bản thân phải ăn theo chế độ như thế. Hoàn toàn là TỰ NGUYỆN. Và ban đầu, dù xuất phát từ nhiều lý do tôn giáo hay sức khỏe, nhưng đích cuối cùng mà bạn có thể nhận thấy ở một người ăn chay trường chính là sức khỏe dồi dào, tâm can thanh tịnh, tinh thần phơi phới và cuộc sống bình yên.
Hi vọng với những phân tích trên của HITA Chay các bạn có thể hiểu được ăn chay trường là gì và có cách nhìn đúng về việc ăn chay trường.
Tìm kiếm liên quan:
- ăn chay trường để làm gì
- an chay truong co y nghia gi
- món ăn chay trường