Những tác dụng của rau má giúp điều trị bệnh trong y học

Nội dung chính

Một số tác dụng của rau má bao gồm: giúp vết thương mau lành, cải thiện sức khỏe của da, tăng cường khả năng nhận thức, làm dịu chứng rối loạn thần kinh, chữa các vấn đề về hô hấp và hệ tuần hoàn.

tác dụng của rau má

 1. Tác dụng của rau má trong việc chữa các bệnh về tĩnh mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).

Một nghiên cứu được công bố trong ngành mạch học vào năm 2001 đã theo cho các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch dùng giả dược hay rau má và theo dõi họ trong 4 tuần. Kết thúc thời hạn, những triệu chứng như phù mắt cá, sưng tấy, đau nhức, chuột rút, mệt mỏi ở chi dưới đều giảm rõ rệt ở những đối tượng uống rau má.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng dùng rau má khoảng 180mg một ngày có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Thông tin liên quan:  Bạn có biết Vitamin e có trong thực phẩm nào không?

 2. Tác dụng của rau má giúp phục hồi vết thương

Vốn được dùng để trị các vết thương nhẹ, rau má có chứa các hóa chất được gọi là triterpenoids được cho là có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương, giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.

Một nghiên cứu vào năm 2006 đã thử nghiệm tác dụng hồi phục của rau má đối với các vết thương ở chuột. Kết quả cho thấy các vết thương được điều trị bằng chiết xuất lá rau má hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với các vết thương không được chữa trị. Dù vẫn còn thiếu các thử nghiệm trên người nhưng bằng chứng này có vẻ đã củng cố cách dùng truyền thống của rau má: một loại thảo dược trị thương.

tác dụng của rau má

 3. Tác dụng của rau má giúp giảm lo âu

Chất triterpenoid trong rau má có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người.

Thông tin liên quan:  Nho khô và tác dụng của nho khô đối với sức khỏe mà bạn cần biết

Theo một nghiên cứu vào năm 2000 được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, bệnh nhân thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn từ 30-60 phút kể từ khi uống rau má.

Dù nghiên cứu này cho thấy rau má có thể có tác dụng chống lo lắng ở người nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ hiệu quả của rau má trong việc điều trị các triệu chứng lo lắng.

 4. Tác dụng của rau má trong việc cải thiện khả năng nhận thức

Các nghiên cứu đã cho thấy rau má có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức. Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

Thông tin liên quan:  Gạo lứt muối mè - Nguồn dinh dưỡng vàng dành cho sức khoẻ

Điều này “biến” rau má trở thành một loại “thuốc bổ” phổ biến dành cho người cao tuổi, bởi đã có nghiên cứu chứng minh rau má có thể giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí.

 5. Tác dụng của rau má giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Có một bài thuốc truyền thống sử dụng lá rau má để trị các cơn đau dạ dày – chứng bệnh mà bây giờ người ta gọi là loét dạ dày. Bài thuốc này đến nay vẫn còn tác dụng, đồng thời hoạt tính chống viêm nhiễm và chống ôxy hóa của lá rau má cũng có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

 6. Tác dụng của rau má giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn

Rau má đóng hai vai trò lớn trong hệ tuần hoàn và cả hai đều có lợi cho cơ thể người.

♦ Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.

Thông tin liên quan:  Hướng dẫn cách nấu trà gạo lứt bổ sung dinh dưỡng

♦ Rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.

 7. Tác dụng của rau má trong việc thanh lọc cơ thể

Từ bao đời nay người ta đã dùng rau má như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Do đó rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Quá trình thanh lọc cơ thể này giúp giảm bớt áp lực đối với thận và nhìn chung giúp thải độc tố nhanh chóng đồng thời vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.

tác dụng của rau má

 8. Một số tác dụng của rau má khác

Hàng nghìn năm nay, các thầy thuốc đã dùng rau má để chữa nhiều loại bệnh như bệnh chàm, phế quản, vẩy nến, nhiễm trùng đường hô hấp, loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và giang mai.

Thông tin liên quan:  La hán quả - Thần dược chữa nhiều loại bệnh cải thiện sức khoẻ

Trong y học Trung Hoa, rau má còn được gọi là thảo dược “suối nguồn của cuộc sống” vì người ta cho rằng nó giúp kéo dài tuổi thọ. Dù vẫn chưa được các nghiên cứu khoa học chứng minh nhưng các nhà thảo dược học đôi khi vẫn kê đơn rau má để chữa mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, sẹo và chứng sần vỏ cam.

Những phản ứng dị ứng với rau má mà bạn có thể mắc phải bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Bạn còn có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ.

Ngoài ra, tác dụng phụ của rau má còn có triệu chứng chóng mặt. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau là khá hiếm nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rau má.

 

Lưu ngay những tác dụng của rau má trong việc cải thiện sức khỏe

1. Tác dụng của rau má giúp hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

Thông tin liên quan:  Những lợi ích tuyệt vời mà tỏi đen cô đơn mang lại cho chúng ta

2. Tác dụng của rau má giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

3. Tác dụng của rau má tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

tác dụng của rau má

4. Tác dụng của rau má trong lĩnh vực làm đẹp

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

Thông tin liên quan:  Những điều bạn chưa biết về nấm đông cô và cách chế biến chúng

5. Tác dụng của rau má trong việc làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

6. Tác dụng của rau má giúp giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 

Tác dụng của rau má rất tốt nhưng cũng đừng nên lạm dụng nếu không muốn bị các bệnh sau

Rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Thông tin liên quan:  Uống nước đậu đen rang có tốt không? Tác dụng của loại nước này là gì?

1. Gây sảy thai

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

2. Tăng lượng đường trong máu

Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

3. Nhức đầu

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.

4. Giảm khả năng mang thai

Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

Thông tin liên quan:  Tìm hiểu gạo nếp cẩm là gì và công dụng của chúng đối với sức khỏe

5. Tiêu chảy

Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

6. Làm giảm tác dụng của thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

 7. Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách

Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:

– Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

Thông tin liên quan:  Gạo lứt muối mè - Nguồn dinh dưỡng vàng dành cho sức khoẻ

– Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

 

Những bài thuốc hay và dễ áp dụng từ rau má

 1. Chữa vàng da, vàng mắt:

  • Rau má 60g, lá ngải cứu 60g.
  • Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
  • Uống liên tục đến khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

 2. Chữa mụn nhọt:

  • Rau má 60g, lá gấc 60g.
  • Cách dùng: Rửa sạch cả hai thứ trên, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần đến khi khỏi bệnh.

 3. Tiểu ra máu:

  • Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
Thông tin liên quan:  Những điều bạn chưa biết về nấm đông cô và cách chế biến chúng

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Hình ảnh minh họa: tác dụng của rau má

 4. Táo bón:

  • Rau má 30g giã nát đắp vào rốn.

 5. Bệnh sởi :

  • Rau má 30-60g, sắc uống.

 6. Viêm họng và viêm amidan:

  • Rau má tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.
  • Hoặc rau má tươi giã nát và vắt lấy nước cốt, thêm dấm dùng để ngậm và nuốt từ từ.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Hình ảnh minh họa: tác dụng của rau má

 7. Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu:

  • Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.

 8. Ngộ độc thực phẩm :

  • Rau má 250g, rễ rau muống 250g.
  • Tất cả đem giã nát lấy nước cốt và trộn với nước ấm uống.

 9. Phụ nữ mắc chứng đau bụng, đau lưng khi đến ngày hành kinh:

  • Lấy toàn bộ cây rau má, tốt nhất là lấy vào lúc có hoa, có quả đem rửa sạch, phơi khô rồi đem tán bột.
  • Mỗi ngày uống một lần 30g vào buổi sáng.
Thông tin liên quan:  Bạn có biết Vitamin e có trong thực phẩm nào không?

 10. Hạ huyết áp:

  • Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g.
  • Sắc uống thay trà hàng ngày.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Hình ảnh minh họa: tác dụng của rau má

 11. Đái rắt, đái buốt do nóng:

  • Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.

 12. Hạ sốt:

  • Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10g bột sắn dây, thêm đường uống.

Mặc dù rau má rất tốt nhưng chuyên gia khuyến cáo, không được uống nước rau má quá nhiều như uống nước lọc vì sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là người có thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến tác dụng của rau má

  • công dụng chính của rau má là gì
  • uống nước rau má khô có tác dụng gì
  • câu hỏi công dụng của rau má là gì
  • công dụng của rau má là gì đố vui
  • công dụng của rau má trong làm đẹp
  • tác dụng của rau diếp cá
  • uống nước rau má khi nào là tốt nhất
  • ăn canh rau má có tác dụng gì
Thông tin liên quan:  Uống nước đậu đen rang có tốt không? Tác dụng của loại nước này là gì?