Tác dụng của gừng
Những tác dụng của gừng bạn phải lưu lại ngay
Nội dung chính
Gừng là thân rễ (củ) của cây gừng, gừng còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Sinh khương là thân rễ (củ) tươi của cây gừng, can khương là thân rễ (củ) khô của cây gừng.
Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc. Gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng của người Việt, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh…
1. Tác dụng của gừng giúp cho tiêu hoá được tốt hơn
– Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy. Trong thí nghiệm trên chuột, gừng còn có tác dụng ức chế việc hình thành Histamin (chất gây dị ứng và gây loét dạ dày tá tràng).
– Sau bữa ăn với đồ ăn có tính hàn (cá, ốc…) mà đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy thì dùng một củ gừng to bằng ngón tay cái (6 – 10g) sắc uống hoặc gia nhỏ pha lấy 30ml nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi để uống có tác dụng giảm đau bụng, giảm nôn, cầm tiêu chảy.
– Khi bị lạnh mà đau bụng, tiêu chảy, mệt lả, nôn mửa thì dùng 3 – 6 gam can khương tán nhỏ hoà với nước ấm để uống.
2. Gừng có tác dụng điều hoà thân nhiệt
– Khi lạnh sử dụng gừng có tác dụng làm cho cơ thể ấm lên là do gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận mạch, làm cường tim cho nên chống được lạnh.
– Mặt khác gừng lại làm dãn mạch, tăng tiết mồ hôi, cho nên khi bị sốt dùng gừng thì hạ được nhiệt. Ứng dụng đặc tính này của gừng là để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: gừng sống khoảng 50 gam, giả nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi có tác dụng giải cảm, chữa cảm cúm.
3. Tác dụng của gừng giúp chữa bệnh đau nửa đầu:
Dùng 500 – 600mg can khương (gừng khô) hoà với nước uống lúc lên cơn đau, lặp lại mỗi 4 giờ một lần. Thấy tác dụng giảm đau sau 30 phút uống thuốc. Liệu trình sử dụng 4 ngày liên tục, sau đó sử dụng gừng tươi để ăn hàng ngày. Khi sử dụng điều trị đau nửa đầu như trên thấy cơn đau đầu nhẹ hơn, tần suất thưa hơn.
4. Tác dụng của gừng giúp giảm đau, kháng viêm:
Trong gừng có chất chống ôxy hoá, ức chế hình thành các chất gây viêm (Protaglandin): một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trên thế giới cho kết quả: 75% người đau xương khớp và 100% người đau cơ được giảm đau và giảm sưng khi sử dụng gừng khô với liều 500mg – 1000mg trong vòng từ 3 tháng đến 30 tháng. Một nghiên cứu khác cho thấy: những người bị viêm khớp dạng thấp ít đáp ứng với nhiều loại thuốc khác nhưng khi dùng mỗi ngày 5gam gừng tươi hoặc 1gam gừng khô thì bệnh có chuyển biến rõ rệt: giảm đau, giảm sưng, cải thiện được độ hoạt động của khớp, giảm cứng khớp buổi sáng.
Tóm lại gừng là một vị thuốc, một thứ gia vị thông dụng trong mỗi gia đình người Việt, chúng ta biết được tác dụng của củ gừng sẽ tốt trong chế biến thức ăn để làm giảm tính hàn của một số đồ ăn, hạn chế được vấn đề dị ứng thức ăn; có thể điều trị ban đầu một số chứng bệnh thông thường như tiêu chảy, đau bụng lạnh, cảm sốt, nôn ói.., tuy nhiên một số trường hợp như đau bụng do nhiệt, trong ngoài đều nhiệt thì không được sử dụng gừng.
Tác dụng của gừng dùng để chữa bệnh có thể bạn chưa biết hết
Tục ngữ nói: “Đông ăn củ cải hạ ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn thuốc”. Trong cuộc sống, ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
– Lở loét miệng tác dụng của gừng
- Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét.
– Đau răng do viêm nha chu gây ra
- Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.
– Đau nửa đầu
- Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
– Giải rượu tác dụng của gừng
- Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.
– Đầu có gàu
- Trước tiên là dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu.
– Đau lưng dưới bả vai
- Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.
– Bệnh giun sán
- Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.
– Chữa hôi chân
- Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.
– Cao huyết áp
- Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.
– Đau đầu cảm lạnh
- Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được.
- Có thể cho thêm muối, giấm và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho.
- Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.
– Nổi mề đay tác dụng của gừng
- Cháo gừng tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.
– Cổ họng sưng đau
- Cho một chút muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà.
– Đau xương khớp
- Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.
– Đau bụng kinh
- Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.
– Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở loéttác dụng của gừng
- Có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân.
- Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được nổi mụn nhọt.
– Nổi rôm tác dụng của gừng
- Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.
– Nhiều gàu, rụng tóc
- Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử.
– Mùi hôi cơ thể
- Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.
– Gừng trị vết thương ngoài chảy máu
- Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.
– Vết thương rắn cắn tác dụng của gừng
- Dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn.
– Say xe tác dụng của gừng
- Uống một ít nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại.
- Cũng có thể ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
– Buồn nôn ói mửa tác dụng của gừng
- Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh được.
– Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng tác dụng của gừng
- Có thể dùng bột gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu.
– Ho
- Dùng 15g gừng tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm ho.
- Ngoài ra, dùng 30g gừng tươi nấu nước, tắm cho trẻ em, có thể trị bệnh ho cho trẻ.
Cách pha trà gừng đường trắng giúp đẩy lùi nhiều bệnh
1. Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gừng tươi.
- Nước lọc.
- Đường trắng.
2. Cách thực hiện:
– Bước 1: tác dụng của gừng
- Bạn lấy gừng cạo vỏ và rửa sạch với nước rồi nạo chúng thành những sợi nhỏ.
– Bước 2: tác dụng của gừng
- Bạn lấy một cái nồi nhỏ cho một lượng nước vừa phải vào và đun sôi.
- Tiếp đến bạn cho gừng vừa nạo nhỏ vào một cái cốc.
- Đợi nước sôi bạn đổ vào cốc gừng nạo đã chuẩn bị và chờ khoảng 10 phút.
– Bước 3: tác dụng của gừng
- Sau khi để gừng ngâm một lúc trong nước sôi bạn cho tiếp đường trắng vào và khuấy đều vị của đường và gừng hòa quyện vào nhau.
3. Cách dùng:
Bạn để cho nước trà nguội đi một chút và uống. Đối với những người uống loại trà gừng này lần đầu sẽ có cảm giác hơi khó uống, vì thế nên uống từ từ để cảm nhận hương vị tuyệt vời mà chúng mang lại.
4. Mách nhỏ:
Bạn không nên cho gừng và đường quá nhiều. Bởi nhiều gừng thì rất cay không thể uống được, còn nhiều đường thì vị ngọt gắt của nó sẽ làm mất đi mùi hương dễ chịu vốn có của trà gừng.
5. Tác dụng:
- Loại trà gừng này rất có tác dụng trị cảm cúm, tụt huyết áp và giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ.
Công thức nấu trà gừng, chanh, mật ong hấp dẫn
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gừng tươi.
- Nước lọc.
- Chanh.
- Mật ong.
2. Cách thực hiện:
– Bước 1:
- Bạn làm sạch gừng và cắt chúng thành các lát mỏng.
– Bước 2:
- Cho lượng nước lọc đủ dùng vào một nồi nhỏ, thả các lát gừng vừa cắt được vào cùng sau đó bật bếp đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút.
– Bước 3:tác dụng của gừng
- Sau 10 phút, bạn tắt bếp và rót nước gừng ra môt chiếc cốc.
- Tiếp đến vắt ½ quả canh( lọc vứt hạt) và 1-2 thìa mật ong(tùy vị của bạn) vào cốc nước gừng đang nóng khuấy đều.
3. Cách dùng tác dụng của gừng
Hãy uống trà gừng này khi còn nóng, uống từ từ để cảm nhận mùi thơm của những lát gừng quyện với hương vị của chanh và mật ong.
4. Mách nhỏ
Với công thức này bạn có thể áp dụng chúng hàng ngày để giảm cân đấy!
5. Tác dụng
Cách pha chế trà gừng này rất thích hợp cho những ai đang mắc bệnh về cảm lạnh hay viêm họng.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến tác dụng của gừng
- tác dụng của gừng muối
- tác dụng của gừng với da
- tác dụng của gừng giảm béo
- công dụng của lá gừng
- tác dụng của gừng ngâm mật ong
- tác hại của gừng
- xông gừng có tác dụng gì
- 12 tác dụng của gừng