4 món khai vị chay ngon cho mâm cỗ ngày rằm mỗi tháng
Nội dung chính
Vào những ngày rằm hoặc dịp lễ đặc biệt, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị các món khai vị chay, cỗ chay để thắp hương gia tiên. Với một mâm cỗ chay chắc hẳn sẽ không thể thiếu đi các món khai vị bởi nó là một sự khởi đầu để thưởng thức món chính. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 4 cách làm món khai vị chay ngon mà đơn giản nhất cho bạn
1. Công thức làm món khai vị súp cua chay
Nhắc đến súp cua chay là nhắc đến một món khai vị chay quen thuộc nhất trong số các món súp chay ngon vì một mâm cỗ chay bình thường người ta vẫn thường chọn món súp là món khai vị bởi lẽ món khai vị chay này dễ ăn và dễ nấu.
– Chuẩn bị nguyên liệu làm món khai vị súp cua chay:
- 200gr cua chay sợi
- 20gr váng đậu
- 50gr cà rốt
- 100gr chả chay cắt sợi sẵn
- 25gr nấm tuyết
- rau mùi, dầu mè, tiêu trắng xay, bột năng
- 1 kgmướp
- 1 củ cải trắng
- 2 trái dưa chuột
- 1 củ đậu
- 3,5l nước
- gia vị, bột ngọt.
– Các bước nấu món khai vị súp cua chay:
- Cua sợi đem rửa lại, kỹ hơn ngâm nước muối loãng rồi rửa lại. Váng đậu ngâm nước cho mềm, xắt sợi Nấm tuyết ngâm nở, dùng kéo cắt nhỏ.
- Củ cải trắng rửa, đem nướng chín, gọt bỏ những chổ nướng bị đen, chẻ nhỏ lại. Mướp, dưa leo, củ sắn gọt vỏ, rửa, xắt nhỏ lại.
- Cho tất cả vào nồi cùng với nước, muối, rễ ngò đem hầm khoảng 1h30′ nhắc xuống vớt hết rau củ ra, lượt lại lấy 3l nước dùng.
- Cho nồi nước dùng lên bếp cho cua sợi và carot vào trước. Nêm nồi súp cho vừa ăn (nêm vào khoảng 30g đường phèn và hơn 1/8 cup bột nêm).
- Cho váng đậu và nấm tuyết vào. Bột năng độ khoảng gần 1 cup bột cho chút nước vào quậy tan bột. Nồi súp sôi cho bột năng vào từ từ vừa cho vào vừa khuấy đều tạo độ sệt.
- Khi hỗn hợp chịn bạn tắt bếp rồi nhắc nồi xuống khi ăn cho tiêu, ngò lên. Cho vào chút dầu mè hoặc dấm tiều (tuỳ thích).
2. Cách nấu món khai vị chay súp Miso Nhật
Súp Miso là món canh phổ biến trong các món ăn ở Nhật Bản. Nó là món ăn tinh thần của đất nước Mặt trời mọc và được xem là món ăn trường thọ của người Nhật Bản.
– Chuẩn bị nguyên liệu làm món khai vị súp MISO Nhật:
- Cải thìa
- Đậu hũ non
- Nấm đông cô
- Rong biển
- Mỳ gạo (hoặc bún) ăn kèm
- Gia vị chay: bột ngọt, tiêu, đường, muối, dầu ăn, nước tương
- sốt Soya bean paste (bột miso)
– Các bước nấu món khai vị súp MISO Nhật:
- Rong biển ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút cho nở ra. Đậu hũ non rửa qua, cắt miếng vuông nhỏ, vừa ăn. Rau cải thìa cắt khúc dài chừng 3 cm. Nấm đông cô rửa sạch, cắt đôi.
- Mỳ gạo đem đi luộc chín, vớt ra xả qua với nước lạnh, để ráo, cho thêm vào 1 vài giọt dầu ăn để mỳ không bị bết dính.
- Chuẩn bị một nồi nước đun sôi, cho thêm 2 thìa cafe bột miso vào khuấy cho tan đều trong nước. Cho nấm đông cô, rong biển vào nấu trong khoảng 2 phút.
- Đối với rau cải cho phần cuống vào trước nấu thêm 2 phút thì cho lá còn lại vào nồi cùng đậu hũ non. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng.
3. Các làm món khai vị chay gỏi ngũ sắc
Bên cạnh món súp cua chay hấp dẫn và dễ làm ra còn món gỏi chay ngũ sắc cũng không kém phần hấp dẫn mà cách làm không quá khó khăn cho các chị em nội trợ. Món gỏi chay ngũ sắc này sẽ tạo thêm màu sắc tươi mới, thanh mát cho mâm cỗ chay nhà bạn. Đặc biệt khi kết hợp món gỏi chay ngũ sắc với các món kho chay sẽ làm cho mâm cỗ thêm màu sắc và hấp dẫn hơn.
– Chuẩn bị nguyên liệu làm món khai vị gỏi ngũ sắc:
- 1 hoa chuối
- 1 bắp cải tím
- 1 mớ rau càng cua và rau răm
- 1 quả ớt sừng trâu
- 1 củ hành tây
- Phụ gia: nước quất nguyên chất, đường, muối, nước tương, hành phi, lạc rang.
– Các bước nấu món khai vị gỏi ngũ sắc:
- Hoa chuối thái mỏng, ngâm với nước nước muối loãng sẽ giúp hoa chuối không bị đen. Bắp cải tím rửa sạch, thái mỏng. Rau càng cua, rau răm nhặt sạch, đem rửa.
- Lấy nước quất, đường nêm vừa chua ngọt, nêm một chút muối và nước tương, cho ớt băm hoặc ớt bột vào để gỏi đậm đà, cho 1 chút dầu ăn hoặc dầu mè để khi trộn gỏi sẽ bóng mượt và ngon hơn.
- Lấy tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên trộn đều với nước trộn gỏi. Bày ra đĩa rắc thêm lạc rang đã giã nhỏ, hành phi, và vài cọng ngò cho thơm và đẹp.
4. Cách làm món khai vị salad bắp cải cà rốt
Có rất nhiều món salad làm từ các loại rau củ quả khác nhau như măng tây, xoài, cà chua,…nhưng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một món salad cực kỳ đơn giản mà ngon không kém là món salad bắp cải cà rốt. Sau đây sẽ là những nguyên liệu chuẩn bị và cách làm món chay khai vị này:
– Chuẩn bị nguyên liệu làm món khai vị salad bắp cải cà rốt:
- 500gr bắp cải tím
- 500gr bắp cải trắng
- 200gr cà rốt
- 1 nhánh tỏi tây thái mỏng
- Hành lá và rau mùi thái nhỏ
- thìa Mayonaise
- 1 muỗng rượu giấm
- 1 muỗng dầu ô-liu
- 150gr sữa chua không đường
- 2 muỗng canh
- 1 muỗng đường
- gia vị chay: muối, hạt tiêu.
– Các bước nấu món khai vị salad bắp cải cà rốt:
- Bắp cải tím, bắp cải trắng đem thái sợi mỏng, bỏ vào bát sau đó cho sữa chua và sốt mayonnaise vào một tô khác, khuấy đều lên để có được một hỗn hợp đồng nhất.
- Thêm giấm, đường, mù tạt, muối và hạt tiêu vào và tiếp tục trộn đều, nếm vừa khẩu vị rồi rắc hành lá, rau mùi vào cho thơm.
- Đổ phần nước sốt vào phần rau thái sợi và trộn đều lên, dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh rồi thưởng thức cùng gia đình.
Trên đây là cách làm 4 món khai vị chay ngon và vô cùng đơn giản dễ làm cho chị em nội trợ cùng trổ tài trong những ngày rằm, mồng một nói riêng và các dịp lễ khác nói chung. Chúng tôi mong rằng các bà nội trợ sẽ có những món ăn thật ngon cho gia đình mình. Chúc bạn thành công!
HITA hướng dẫn cách nấu món khai vị chay siêu ngon
Món khai vị dù là chay hay mặn cũng đều có đặc điểm chung là chế biến nhanh, ăn không quá no và kích thích được sự hứng thú của thực khách khi thưởng thức món ăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn thực đơn 4 món chay đãi tiệc thường được phục vụ như món khai vị trong các nhà hàng, gồm: súp măng cua chay, bánh nậm chay, bánh tráng (bánh đa) gạo lứt xúc rau củ và gỏi cuốn ngũ sắc chay.
1. Món khai vị: Bánh nậm chay
Bánh nậm chay sẽ thay bằng phần nhân là các loại rau củ được gói với lớp bột gạo mềm mềm, dẻo dẻo hấp lên thơm lừng. Làm món bánh nậm chay không khó và bạn có thể làm với số lượng nhiều một lúc. Về phần bột, bạn trộn bột năng với bột gạo (tỉ lệ 1:3) + một chút muối + nước lọc, nhào đều để thành một khối bột dẻo. Về phần nhân, bạn xào cà rốt, củ sắn, nấm mèo và nêm nếm cho thơm. Sau đó, gói bánh trong lá chuối rồi đem hấp. Hấp khoảng 18 – 20 phút là bánh chín rồi đấy.
2. Món khai vị: Bánh tráng gạo lứt xúc rau củ
Với phần rau củ nhiều màu sắc được xào chín đậm đà, thơm lừng, nóng hổi, xúc thêm miếng bánh đa gạo lứt giòn rụm quả thật sẽ là món chay khai vị hấp dẫn, đơn giản mà còn mới lạ nữa đấy.
Về phần rau củ xào, bạn xào cà rốt, khoai môn, nấm mèo, nấm đùi gà cùng nhau và nêm nếm vừa ăn. Miến cắt sợi nhỏ, chiên giòn. Đậu hũ, khoai môn cũng thái hạt lựu, chiên giòn. Sau đó, bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại cùng với nhau, thêm rau răm, lá chanh thái chỉ, đậu phộng rang, mè rang vào và trộn đều.
Về phần bánh tráng, nếu không tìm được bánh tráng gạo lứt, bạn có thể thay bằng bánh tráng nướng bình thường đều được.
3. Món khai vị: Gỏi cuốn ngũ sắc chay
Trên mâm khai tiệc, bạn cũng có thể chuẩn bị một ít gỏi cuốn ngũ sắc chay, ăn cùng với bánh phồng tôm, gỏi chay cũng rất ngon.
Làm món gỏi cuốn này thì vô cùng đơn giản. Bánh tráng bạn thấm hơi ướt rồi cuốn với bơ, rau mùi, bắp cải tím, cà rốt, dưa leo và giá.
Muốn món ngon hơn phải làm thêm nước chấm theo công thức sau: cho vào máy xay sinh tố 2 bìa đậu hũ trắng + 1 muỗng bơ đậu phộng mịn + 2 muỗng rượu gạo + 1 muỗng bột miso + 3 muỗng cà phê mật ong + 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn rồi xay nhuyễn tất cả lên. Vậy là bạn đã có một phần nước chấm vô cùng độc đáo. Bạn cũng có thể chấm với nước mắm chay hay nước tương cay đều được.
Định nghĩa đơn giản về ăn chay và ăn chay để làm gì
1. Ăn chay là gì?
Ăn chay là gì? Là chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật kiêng các loại thịt, cá hay các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa, mật ong. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có một số trường phái cho phép được ăn.
Xuất phát ban đầu từ lòng từ bi, nhà Phật đã bắt đầu ăn chay, dần dần phương pháp ăn uống này lan rộng ra và trở nên phổ biến như chúng ta thấy ngày nay.
Mặt khác, động lực giúp nhiều người tìm đến ăn chay và tìm hiểu ăn chay là gì để thực hiện thường xuyên là vì hướng thiện làm lành từ đó truyền bá tư tưởng này một cách rộng rãi. Và tất nhiên ai cũng muốn những điều lành nên việc ăn chay trở thành một xu hướng trong xã hội dư giả vật chất như hiện nay.
Tóm lại, việc ăn chay là để mang lại một cơ thể khỏe mạnh, giúp chúng ta tu tâm dưỡng tính, làm lành tránh dữ, trở nên gần gũi và thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt trong thế giới tâm linh, ăn chay là với mong muốn về cõi niết bàn và đạt thành chánh quả.
2. Các hình thức và trường phái ăn chay phổ biến
– Các hình thức ăn chay
- Thông thường, ăn chay được chia thành 2 hình thức đó là: Ăn chay trường và ăn chay kỳ.
- Ăn chay trường là ăn chay liên tục, không có sự gián đoạn quãng thời gian khi ăn.
- Ăn chay kỳ là kiểu ăn dựa theo một số ngày nhất định, thường dành cho những Phật tử theo đạo.
– Các trường phái ăn chay
- Trường phái ăn chay thuần : Là kiểu ăn chạy loại bỏ tất cả các thực phẩm có nguyên liệu được sản xuất, chế biến từ động vật: chả cá, thịt sốt cà chua…
- Trường phái ăn chay có trứng và sữa : Cách ăn chay này vẫn kiêng mọi đồ liên quan đến động vật trừ trứng và sữa. Họ vẫn có thể sử dụng các sản phẩm chế biến từ 2 loại đồ này để làm thành thức ăn như: bơ, phomai, bánh sữa chiên….
- Trường phái ăn chay có trứng : Cũng giống như hai kiểu ăn chay trên, ăn chay có trứng kiêng mọi đồ từ động vật nhưng vẫn sử dụng trứng trong thành phần bữa ăn
- Trường phái ăn chay có sữa : Kiêng hết mọi đồ có thành phần được sản xuất từ động vật nhưng vẫn có sữa trong khẩu phần ăn mỗi ngày
- Trường phái ăn chay bán phần : Ăn chay bán phần gần như giống ăn mặn, chỉ khác là kiêng các loại thịt có màu đỏ như bò, bê…Ngoài ra, trứng và sữa vẫn được dùng bên cạnh các loại rau, củ xanh, tươi.
Những lợi ích bất ngờ của việc ăn chay mỗi ngày
Ai cũng biết ăn chay rất có lợi cho sức khỏe của con người. Nhưng cụ thể những lợi ích mà việc ăn chay mang lại cho sức khỏe của chúng ta thì không phải ai cũng biết.
1- Làm đẹp da, xua đi vết nám:
Các loại đậu, vitamin A và E trong rau củ đóng một vai trò quan trọng, giúp làn da khỏe mạnh. Vì thế, những người ăn chay luôn sở hữu làn da hồng hào tự nhiên.
2- Sống thọ hơn:
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Loma Linda cho biết rằng, ăn chay giúp tuổi thọ chúng ta kéo dài hơn 7 năm, và những người ăn chay sống thọ hơn người ăn mặn đến 15 năm.
3- Cải thiện sức khỏe tim mạch:
Ăn nhiều đậu và các loại ngũ cốc, giảm dần thực phẩm bơ sữa và thịt sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, những người ăn chay sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tim mạch và tiểu đường type 2 hơn những người khác. Thậm chí, ăn chay còn giúp ngăn ngừa được các chứng bệnh đau tim và đột quỵ.
4- Giảm nguy cơ ung thư:
Kết quả của Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư của Đức tại Heidelberg cho thấy khả năng chống đỡ tế bào ung thư trong cơ thể người ăn chay mạnh hơn người ăn thịt cá rất nhiều. Nghiên cứu của trung tâm này còn cho hay thức ăn thực vật giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ruột già và da.
5- Tránh được béo phì:
Người ăn chay luôn gọn gàng hơn người ăn mặn, khi ăn chay chúng ta giữ được trọng lượng của cơ thể một cách lâu dài. Cũng nhờ rau quả ít chất béo và calogy nên người ăn chay tránh được nạn béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường.
6- Tránh được nhiễm độc:
Cũng theo EPA (Environment Protection Agency) gần 95% chất cặn bã của chất độc hóa học có trong khẩu phẩn thức ăn của chúng ta có gốc gác từ thịt cá và sữa. Thực tế cá cũng có chất gây ung thư (PCBs, DDT) và kim loại nặng (thủy ngân, thạch tín, chì, cadmium). Những chất này không mất trong quá trình nấu nướng, chưng cất và đông lạnh. Ngoài ra, sản phẩm thịt, cá và sữa cũng chứa nhiều chất steroid và hormone có hại.
7- Phòng ngừa đau lưng:
Bệnh đau lưng bắt đầu không phải là do cột sống mà là do những động mạch bị sơ cứng, và sự thoái hóa cột sống cũng bắt nguồn từ đó. Thoát vị đĩa đệm có nghĩa là những sợi thần kinh cột sống bị chèn kẹp làm cho những động mạch quanh cột sống bị ứ trệ, khiến cho cột sống bị thoái hóa. Ăn chay bằng những thực phẩm rau cải đậu bắp giúp làm sạch cholesterol ứ đọng trong động mạch và giữ cho cột sống được khỏe mạnh.
8- Điều hòa thân nhiệt:
Rau cải, ngũ cốc và đậu có chứa nhiều chất phytoestrogen, nó được xem là loại hormone làm cân bằng dao động sinh lý. Do đó, những phụ nữ ăn chay thì trong thời kỳ mãn kinh ít bị mất ngủ, nóng nảy, mệt mỏi, dao động tâm lý, tăng cân và suy nhược.
9- Giảm viêm khớp:
Việc thu nạp các thực phẩm bơ sữa sẽ làm giảm triệu chứng dẫn đến viêm khớp. Một số nghiên cứu mới đây cho rằng sự kết hợp giữa ăn chay và các thực phẩm không đường có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho những ai bị chứng viêm khớp.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến món khai vị
- món khai vị đồ nguội
- món khai vị đại tiệc
- gợi ý các món khai vị
- menu món khai vị
- món khai vị là gì
- món khai vị tiệc cưới
- món khai vị truyền thống việt nam
- các món khai vị bình dân