Gạo lứt nổi lên như là một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khoẻ và dinh dưỡng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về loại thực phẩm này và một số thì hiểu sai công dụng của nó. Chính vì vậy, hãy cùng Nhà Hàng Chay HITA tìm hiểu ngay nhé.
HITA Vegan bật mí những thông tin cần biết về gạo lứt
Nội dung chính
1. Một số thông tin về gạo lứt
– Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám.
– Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát. Nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo lứt gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6…
2. Các loại gạo lứt
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy nhiều loại khác nhau. Chúng được chia thành 4 loại: tẻ, nếp, đỏ và đen.
– Gạo lứt tẻ: là các loại gạo lứt của gạo trắng thông thường, nói dễ hiểu hơn là lúa của gạo trắng được xay bỏ lớp vỏ trấu.
– Gạo lứt nếp: gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống nếp cái hoa vàng.
– Gạo lứt đỏ: là loại gạo được vun trồng sạch (không sử dụng thuốc trừ sâu). Sau quá trình xay xát, gạo sẽ được cho vào túi ép chân không. Đây là loại gạo rất tốt và phù hợp dành cho những người ăn chay, ăn kiêng mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Gạo lứt đen: là loại gạo chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất tốt cho sức khoẻ.
14 tác dụng của gạo lứt với sức khỏe có thể bạn chưa biết
1. Gạo lứt hỗ trợ giảm cân
Chất xơ trong gạo khiến bạn tiêu hóa lâu hơn, cảm giác no lâu hơn trong một khoảng thời gian dài, tránh cảm giác thèm ăn. Chất Anpha lipoic acid được tìm thấy trong tinh chất gạo được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển đổi hydratcarbon và chất béo. Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của insulin và liprin.
2. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Một trong những tác dụng của gạo lứt được nhiều người ưa chuộng là nó có nhiều magie – một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Bạn có biết thực phẩm này còn chứa các hợp chất gọi là lignans có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, được nhiều người yêu thích trong việc phòng chống bệnh. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu lignan, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt vừng và các loại hạt, có liên quan đến việc giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm độ cứng động mạch.
3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nguyên lý quan trọng để phòng chống hay ngăn ngừa biến chứng tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Quá trình tìm hiểu cho thấy rằng gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần, chuyển hóa đường thành năng lượng, tiêu hao một lượng đường đáng kể. Trong khi đó, enzyme, magie có trong gạo khá cao sẽ giúp bài tiết insulin và glucose cũng như cân bằng các chức năng của não bộ. Từ đó, bệnh tiểu đường sẽ được ổn định do điều tiết được insulin.
4. Gạo lứt có tác dụng chống oxy hóa
Giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp mở rộng khả năng bảo vệ chống lại tác hại do các gốc tự do oxy gây ra. Nó chứa một loại enzyme chống oxy hóa quan trọng. Giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy oxy hóa trong quá trình sản xuất năng lượng. Nó còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến oxy hóa như bệnh tim mạch vành.
5. Gạo lứt giúp ngăn ngừa béo phì
Gạo lứt là công cụ kiểm soát cân nặng cho người bệnh béo phì. Nó chứa mangan giúp tổng hợp chất béo trong cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện về vấn đề này cho biết tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như có tác dụng tích cực đối với cơ thể đối với việc giảm chỉ số khối cơ thể và chất béo của cơ thể. Nó tăng cường hoạt động của glutathione peroxidase, một loại enzyme chống oxy hóa và giúp nâng cao mức cholesterol HDL ở những người béo phì.
6. Chống lại bệnh Alzheimer
Thành phần gạo lứt nảy mầm giúp ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer do sự phong phú của axit gama-aminobutyric. Tác dụng giúp ức chế enzyme gây hại có tên là prolyl-endopeptidase có liên quan đến bệnh Alzheimer. Nó cũng có lợi cho các rối loạn liên quan đến não khác như mất trí nhớ và chứng hay quên.
7. Giúp phụ nữ phòng chống stress sau sinh, cho con bú
Sử dụng gạo lứt trong thời kỳ cho con bú giúp tăng cường khả năng chống căng thẳng của cơ thể và cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao đề kháng tổng thể. Gạo này còn có lợi cho sức khỏe tâm lý của các bà mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu điều tra đã cho thấy kết quả tích cực ở những phụ nữ cho con bú liên quan đến việc giảm các rối loạn tâm trạng, khả năng trầm cảm và mệt mỏi sau khi sinh con.
8. Tăng cường chức năng tiêu hóa
Chất xơ có trong nó giúp điều chỉnh chức năng ruột và giữ cảm giác đầy đủ hơn. Hàm lượng chất xơ cũng mang lại sự giảm bớt các tình trạng rắc rối khác như táo bón và viêm đại tràng. Đây là một loại lương thực tốt cho sức khỏe nếu được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày khi giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.
9. Gạo lứt giúp bảo vệ tim mạch
Tác dụng mang lại với sức khỏe trái tim là có chứa một thành phần có lợi cho sức khỏe chống lại protein nội tiết angiotensin II. Nó rất giàu selen có lợi cho tim mạch. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng bám. Điều này góp phần trong việc giảm nguy cơ rối loạn tim như tăng huyết áp cao và các bệnh mạch máu.
10. Kiểm soát mức cholesterol
Gạo lứt chứa các chất dinh dưỡng có lợi giúp chuyển hóa lipid và glucose, là một lựa chọn lành mạnh để duy trì mức cholesterol lành mạnh. Một nghiên cứu điều tra đã tiết lộ rằng nó sở hữu phẩm chất hạ đường huyết điều hòa quá trình dị hóa cholesterol. Chiết xuất gạo nảy mầm giúp ngăn ngừa sự gia tăng triglyceride gan do uống quá nhiều rượu do sự hiện diện của axit gamma-aminobutyric.
11. Bảo vệ hệ thần kinh
Nhiều người sử dụng gạo lứt vì giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong não do sự hiện diện của vitamin B và các khoáng chất thiết yếu như mangan. Magie làm cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể và giúp điều hòa các dây thần kinh. Vitamin E có trong gạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh não khác nhau gây ra do tác động của quá trình oxy hóa.
12. Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Gạo lứt nảy mầm sở hữu tác dụng chống trầm cảm và giúp chống lại các rối loạn liên quan đến lo âu vì nó có chứa các axit amin thiết yếu như glutamine, glycerine và GABA. Tác dụng của gạo trong việc hạn chế tiêu cực của tâm lý đã được chứng minh.
13. Phòng chống chứng mất ngủ
Đây là loại gạo rất hữu ích trong việc điều trị chứng mất ngủ. Nó là một nguồn tự nhiên cung cấp hormone melatonin khi ngủ, giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ bằng cách thư giãn các dây thần kinh và tăng chu kỳ giấc ngủ.
14. Gạo lứt giúp cải thiện sức khỏe xương
Gạo lứt rất hữu ích trong việc duy trì xương chắc khỏe. Nó rất giàu magie cùng với canxi cung cấp cho xương cấu trúc vật lý. Ngoài ra tác dụng của gạp lứt còn được thể hiện khi giàu magie ngăn ngừa chứng bệnh như viêm khớp và loãng xương.
5 tác dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với làn da phái đẹp
1. Tẩy da chết, làm sạch từ bên trong
Hàm lượng chất xơ phong phú và các khoáng chất thiết yếu khác trong gạo lứt có tác dụng làm cho làn da của bạn trở nên sạch hơn, mịn màng hơn từ sâu bên trong. Ngoài ra, các protein được tìm thấy trong loại gạo này có công năng tẩy da chết mạnh mẽ. Chúng thúc đẩy tăng trưởng tế bào và kích thích lưu lượng máu trong da, mang lại cho làn da một vẻ ngoài tươi sáng.
2. Gạo lứt chống lão hóa sớm
Carbohydrate có trong gạo lức có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa lão hóa sớm. Cám gạo cũng được cho là có hiệu quả cao khi được sử dụng tại chỗ, trong việc ngăn ngừa nếp nhăn. Dưỡng chất trong gạo có khả năng chống lại các gốc tự do ở tế bào da.
3. Duy trì độ đàn hồi cho da
Chất selen có trong gạo giúp duy trì độ đàn hồi của da và giảm viêm da. Làn da của bạn như trở nên trẻ trung hơn, mịn màng hơn khi khẩu phần ăn có thêm gạo lứt.
4. Gạo lứt trị mụn trứng cá hiệu quả
Với chất chống oxy hóa, vitamin và magie sẽ bảo vệ da khỏi mụn trứng cá, chống các ổ viêm nhiễm. Bã nhờn dư thừa trên da có thể gây ra mụn trứng cá. Kích thích cơ thể tạo ra chất Insulin giúp hạn chế tuyến bã nhờn tiết quá mức.
Ngoài ra gạo còn có đặc tính làm se và làm mát, rất tốt khi được sử dụng để làm se nốt mụn, dịu vết thâm.
5. Hạn chế sự phát triển của bệnh chàm
Hàm lượng tinh bột cao của gạo lứt có tác dụng làm dịu vết chàm. Tất cả những gì bạn cần làm là nhúng một miếng vải sạch vào nước gạo sau đó nhẹ nhàng thoa nhẹ vào vùng bị ảnh hưởng (vết chàm) trong khoảng thời gian 5-7 phút. Bạn thực hiện 2 lần/ngày trong 10 ngày liên tục chắc chắn sẽ có tác dụng hạn chế mức độ chàm trên da.
HITA Vegan chia sẻ đến chị em bí quyết để có mái tóc khoẻ đẹp từ gạo lứt
Bạn có biết gạo lứt rất tốt cho việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Nó chứa vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E, folacin, kali và rất nhiều chất xơ, tất cả đều cần thiết cho mái tóc để trở nên óng mượt, mềm mại.
1. Gạo lứt ngăn ngừa tóc hư tổn
Chứa lượng protein dồi dào giúp tăng trưởng tế bào và cung cấp máu cho da đầu, khiến thực phẩm này trở thành một thành phần quan trọng để điều trị tóc hư tổn.
2. Một loại “dầu xả” tự nhiên
Tác dụng của gạo được thể hiện qua hàm lượng chất dinh dưỡng là chất xơ và tinh bột có thể giúp mái tóc của bạn luôn mềm mượt và sáng bóng, dùng sau khi gội đầu sẽ rất tốt.
3. Trị gàu hiệu quả
Selen trong gạo lứt được biết đến giảm gàu cho tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh. Bạn có thể mát xa tóc và da đầu bằng nước vo gạo 2 lần/tuần. Hoạt động này đảm bảo lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng da đầu của bạn.
HITA Vegan bật mí những cách lựa chọn gạo lứt và bảo quản đúng cách
– Gạo lứt chứa các loại dầu tự nhiên nên có khả năng có mùi nếu bảo quản quá lâu. Người dùng nên kiểm tra hạn sử dụng và dùng trước thời gian cho phép để đảm bảo độ tươi mới.
– Gạo lứt thô có thể được lưu trữ đến 6 tháng trong một hộp kín ở nhiệt độ phòng để giữ cho độ tươi nguyên vẹn. Để kéo dài thời hạn sử dụng, bạn có thể làm lạnh.
– Gạo lứt nấu chín nên được bảo quản một cách thận trọng. Bảo quản gạo nấu không đúng cách gây ra sự phát triển của vi khuẩn bacillus cereus khiến ngộ độc thực phẩm. Bạn không thể giữ ở nhiệt độ phòng và cũng không nên hâm nóng nhiều lần.
Tác dụng của loại gạo này với sức khỏe con người là rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận những nguy cơ của nó với an toàn cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tận dụng nguồn dinh dưỡng này phù hợp, đúng thời điểm và đúng cách.
Lời khuyên chọn mua gạo lứt đúng cách
– Gạo lứt rất dễ bị mốc nên khi mua hãy chọn gói nhỏ, vừa đủ dùng.
– Sau khi mở ra nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh sạch, đậy nắp thật chặt và để nơi khô thoáng.
– Nên mua gạo đã được xay xát, đóng gói đúng quy trình.
Ăn gạo lứt như thế nào để giảm cân tốt nhất?
Vì hàm lượng chất xơ cao, loại nguyên liệu này cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin B, mangan, selen và sắt, cho nên nhiều chị em đã ưa chuộng việc giảm cân bằng gạo này cùng với muối mè để giảm cân. Tuy nhiên, ăn như thế nào là hợp lý, bạn cần có chế độ và nghiêm túc thực hiện như sau:
1. Bữa sáng
– 1 ly sữa ngũ cốc 250ml gồm: bột gạo lứt, mè đen, bột hạt sen đã giã nhuyễn trộn cùng sữa tươi không đường hoặc có đường tùy vào sở thích của bạn.
– 1 chén cơm gạo lứt muối mè và 1 chút rau củ luộc.
2. Bữa trưa
– 1 – 2 chén cơm gạo lứt muối mè
– Rau củ luộc, xào hoặc nấu canh. Nhưng bạn lưu ý là giảm cân thì cần nấu nhạt, không nên cho gia vị quá đậm nhé.
– Nếu trong quá trình tập thể thao, bạn hãy ăn thêm 1 – 2 quả trứng gà luộc là tốt nhất.
3. Bữa tối
– 1 chén cơm gạo lứt muối mè, ăn cùng canh cà rốt hoặc bí đỏ đều phát huy tác dụng.
Lưu ý: Mặc dù gạo lứt muối mè là món ăn giảm cân nhanh chóng, được xem là an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên tùy theo thể trạng, nhu cầu và sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những thực đơn gạo lứt khác nhau. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc các chứng bệnh về tim mạch hoặc thận, nhưng vẫn muốn giảm cân, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp ăn kiêng bằng gạo lứt kết hợp với muối mè nhé.
4. Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt
– Gạo lứt theo cơ bản rất cứng và phải ngâm trước khi nấu để gạo mềm hơn. Thời gian nấu chín sẽ lâu hơn gạo trắng thông thường. Do vậy mà khi ăn chúng ta cần phải nhai từ từ, không nên ăn quá nhanh để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
– Chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần để cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và phát huy tối đa công dụng của chúng.
– Khi ăn nên nhai thật kỹ cho đến khi gạo lứt ra nước thì mới nuốt, nếu không nhai kỹ có thể gây ra chứng khó tiêu.
– Những trẻ em, người cao tuổi có thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên bồi bổ sức khỏe bằng những thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên sử dụng quá nhiều gạo lứt và sử dụng thường xuyên thay cho những thực phẩm khác.
Từ những thông tin trên, hi vọng đã đem đến cho các bạn những kiến thức thật bổ ích. Còn chần chừ gì mà không thử ngay các món ăn với loại gạo lứt dinh dưỡng này.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Tìm kiếm liên quan đến gạo lứt
- gạo lứt trắng
- giá gạo lứt
- gạo lứt đen
- cơm gạo lứt
- 1 ngày nên ăn bao nhiêu gạo lứt
- gạo lứt bao nhiêu 1kg
- gạo lứt trắng có giảm cân không
- mua gạo lứt