Cách làm pate
Top 3 cách làm pate chay mới lạ và hấp dẫn cho bữa ăn mỗi ngày
Nội dung chính
Các loại đậu như: đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh… là nguồn thực phẩm thiết yếu giàu năng lượng của người ăn chay. Với những cách làm pate chay từ đậu, bạn hoàn toàn có thể tạo nên khẩu vị mới lạ, hấp dẫn hơn cho bữa ăn của mình.
Pate là món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon nên được nhiều người yêu thích, tiêu biểu phải kể đến pate gan gà, pate gan heo… Với người ăn chay, các loại đậu chính là nguyên liệu giàu dinh dưỡng thích hợp nhất để biến tấu thành những món pate chay vô cùng hấp dẫn. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi độ thơm ngon và béo ngậy của món pate hoàn toàn từ thực phẩm chay này đấy.
Cùng xem ngay những cách làm pate chay từ đậu ngon khó chối từ dưới đây và vào bếp thực hiện những món chay ngon dễ làm thôi nào!
1. Cách làm pate chay làm từ đậu đỏ
a. Nguyên liệu làm pate chay
- Đậu đỏ: 100g
- Nấm đùi gà: 100g
- Giò chay: 100g
- Hành khô: 20g
- Tỏi: 3 tép
- Bơ: 1 quả
- Tiêu: 1 muỗng canh
- Dầu ăn
b. Cách làm pate chay từ đậu đỏ
- Đậu đỏ và nấm đùi gà sơ chế sạch, sau đó đem hầm cho mềm nhừ rồi vớt ra.
- Đem xay nhuyễn hỗn hợp gồm: đậu đỏ, nấm đùi gà, giò chay, bơ, hành, tỏi, tiêu, dầu ăn.
- Đổ hỗn hợp vào chén hoặc hộp, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút rồi để nguội cho vào ngăn mát tử lạnh để từ 2 – 3 giờ là hoàn thành.
2. Pate chay làm từ đậu nành, đậu phộng, đậu xanh
a. Nguyên liệu làm pate chay
- 100g đậu nành
- 100g đậu phộng
- 100g đậu xanh.
- 1 ổ bánh mì khô
- 250ml sữa tươi
- Gia vị chay
- Hành boa rô
b. Cách làm pate chay
- Các loại đậu đem vo sạch, bỏ hạt hỏng, ngâm nước ít nhất 4 tiếng, sau đó xả sạch với nước, để ráo rồi tiếp tục đem hấp hoặc hầm chín rồi vớt ra để ráo.
- Dùng máy xay hoặc muỗng tán nhuyễn đậu.
- Bánh mì đem xé nhỏ, ngâm với sữa cho mềm, sau đó đem trộn với bột đậu đã xay nhuyễn.
- Phi thơm hành boa rô với dầu ăn rồi đem xay cho thật mịn và trộn đều với hỗn hợp đậu, bánh mì.
- Nêm thêm: 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm chay vào rồi đem xào lên. Sau đó đổ hỗn hợp vô khuôn nén đem chưng cách thuỷ khoảng 30 phút. Để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc để thật nguội và lấy ra dùng với cơm trắng hoặc bánh mì.
3. Pate nấm, bột đậu chay
a. Nguyên liệu làm pate chay
- Nấm bào ngư (nấm rơm, nấm đùi gà,…): 500g
- Đậu phụ trắng: 2-3 miếng
- Bột đậu đỏ: 50g
- Bột đậu đen: 50g
- Bơ đậu phộng: 100g
- Boa rô (tỏi tây) và gia vị nêm.
b. Cách làm pate chay
- Nấm cắt bỏ gốc, đem ngâm muối loãng, chờ vài phút rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó băm hoặc dùng máy xay xay nhuyễn nấm.
- Đậu phụ trắng rửa sạch, nghiền hoặc xay nhuyễn, cho vào chén.
- Cho nấm, đậu phụ vào tô, thêm 1 thìa đường, 1/4 thìa muối ướp trong 10 phút để các nguyên liệu ngấm đều gia vị.
- Phi thơm hành boa rô với đầu ăn. Sau đó cho hỗn hợp trên vào xào tới khi cạn bớt hơi nước thì cho bơ đậu phộng, bột đậu đen, bột đậu đỏ và bơ thơm vào cùng. Đảo thật đều tay cho hỗn hợp chín đều. Nêm nếm cho vừa khẩu vị.
- Chuẩn bị khuôn, thoa đều bơ lên xung quanh khuôn để chống dính. Cho hỗn hợp vừa xào vào rồi nén thật chặt. Cho vào nồi hấp cách thủy trong vòng 15- 20 phút sau đó để nguội rồi bỏ tủ lạnh khoảng 20 phút là có thể thưởng thức.
Pate là món ăn có nguồn gốc từ châu Âu và được làm từ gan động vật. Nói đến pate, hầu như ai cũng nghĩ đến đó là món ăn mặn. Thế nhưng, từ những nguyên liệu chay kết hợp với các loại đậu, những cách làm pate chay từ đậu trên đây sẽ giúp bạn tạo ra những món pate hấp dẫn không kém pate mặn để đổi khẩu vị cho bữa ăn của mình và gia đình. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Những lưu ý khi ăn pate mặn từ động vật có thể bạn chưa biết
Pate là món ăn được rất nhiều người sử dụng ăn sáng kèm với bánh mì hoặc xôi nóng. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Những bà bầu, bệnh nhân cao huyết áp cũng không nên ăn quá nhiều pate.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong pate
Pate là loại thực phẩm có dạng nhuyễn, được làm chủ yếu từ gan và thịt của động vật trộn với một số gia vị. Pate có mùi thơm bùi, rất dễ ăn, thường được dùng để ăn kèm với bánh mì, sandwich, xôi nóng…Trong 100g pate có chứa 319 kilo calo, 1.5g cacbohydrate, 14g protein và rất nhiều dưỡng chất khác.
Thông thường pate được chế biến từ gan lợn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gan lợn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, độ đạm cao và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, lượng vitamin A trong gan lợn cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá…
Ăn pate giúp làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C phong phú trong pate giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa, ức chế các tế bào ung thư.
Những người bận rộn, không có thời gian nấu nướng nên sử dụng pate cho bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
2. Những người không nên sử dụng pate
-
Phụ nữ mang thai
Tất cả các hình thức của pate (làm từ thịt, rau hoặc cá) đều chứa nhiều vi khuẩn listeria hơn so với các loại thực phẩm khác. Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều pate có thể có các triệu chứng cảm cúm, ngộ độc. Nặng hơn có thể gây sẩy thai, sinh non, thậm chỉ là tử vong cho bé sơ sinh.
Nguyên liệu chính để chế biến pate chính là gan động vật. Trong gan có chứa rất nhiều vitamin A, nếu bà bầu ăn quá nhiều pate, dẫn tới lượng vitamin A dư thừa. Lúc đó cơ thể thường có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, thai nhi cũng có thể bị biến dạng.
Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá hoang mang, vì số người bị ngộ độc vi khuẩn listeria khi ăn pate là khá nhỏ, trong 25.000 thai phụ chỉ có 1 người mắc. Họ chỉ bị khi ăn quá nhiều mà thôi. 1 tuần bạn chỉ nên ăn 1 – 2 lần là vừa đủ.
-
Bệnh nhân cao huyết áp
Như đã nói ở trên, gan động vật là nguyên liệu chính để làm pate. Trong gan động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, những bệnh nhân bị cao huyết áp ăn quá nhiều pate có thể dẫn tới hiện tượng xơ vữa động mạnh và làm bệnh tim nặng hơn.
Đối với những người mắc các chứng bệnh về tim mạch chỉ nên ăn pate 1 lần/ tuần để đảm bảo sức khỏe.
3. Cách ăn pate đảm bảo sức khỏe
-
Không ăn pate không rõ nguồn gốc
Để giảm giá thành, nhiều cơ sở sản xuất pate với nguồn nguyên liệu bẩn, đã hết hạn. Quy trình chế biến mất vệ sinh. Điều này tạo nên những sản phẩm pate không chất lượng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu bạn ăn phải những loại pate bẩn, cơ thể sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Có thể có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc. Nếu ăn quá nhiều, dần dần chúng sẽ tích tụ lại và là mầm mống của bệnh ung thư.
Dù bạn mua pate ở ngoài hay tự chế biến thì cũng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh để không gây hại cho sức khỏe.
Top 3 cách làm pate chay thơm ngon, chắc chắn cả nhà thích mê
Nhiều người cứ nghĩ mình ăn chay chắc sẽ không được thưởng thức hương vị yêu thích của món pate chay cho buổi sáng khi ăn kèm với bánh mình nữa. Tuy nhiên, không có gì là không thể, hãy học cách làm món pate chay chuẩn vị mà HITA chia sẻ, các bạn sẽ có thêm nhiều món ăn chay thú vị.
1. Làm pate chay theo cách 1
Chuẩn bị: 10 phút | Nấu: 15 phút
-
Nguyên liệu làm pate chay:
+ 200g khoai môn
+ 2 thanh đậu hũ trắng
+ 200g nấm rơm
+ 3 muỗng bơ đậu phộng
+ 100g đậu đỏ
+ 100g bơ thực vật
+ 100g sữa tươi
+ 1 ít boa rô
Hình ảnh: cách làm pate
-
Cách làm pate chay:
Bước 1: Khoai môn loại bỏ vỏ sau đó đem rửa sạch thái hạt lựu. Cho nồi nước lên bếp rồi cho khoai môn, đậu phộng, đậu đỏ vào hấp cách thủy đến khi chín mềm.
Bước 2: Nấm rơm cắt bỏ chân rồi rửa sạch thái nhỏ. Đậu hũ rửa sạch cho bớt chua rồi thái hạt lựu.
Bước 3: Xào boa rô cho thơm, cho nấm, đậu hạt, đậu hũ, khoai môn hấp chín, tán nhuyễn và đảo cùng cho đều tay để mọi thứ ngấm gia vị món pate chay thêm đậm đà hơn khi thưởng thức.
Bước 4: Nêm thêm gia vị cho vừa, tới khi trộn đều cho tiếp bơ và sữa và xào tiếp 5 phút thì tắt bếp. Cho hỗn hợp trên vào khuôn hấp thêm 15 phút để nguội và lấy pate ra dùng như bình thường.
2. Làm pate chay theo cách 2
Chuẩn bị: 10 phút | Nấu: 15 phút
-
Nguyên liệu làm pate chay
+ 500g nấm rơm
+ 3 miếng đậu hủ trắng
+ 50g bột đậu đỏ
+ 50g bột đậu đen
+ Bơ, đậu phộng, boa rô, gia vị
Hình ảnh: cách làm pate
-
Cách làm pate chay
Bước 1: Làm sạch nấm rơm, cắt bỏ chân nấm, ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ hết các chất bẩn, sau đó bằm nhuyễn cho vào 1 cái bát lớn, thêm gia vị cho vừa ăn.
Nước 2: Bạn có thể dùng máy xay hoặc 1 chiếc thìa tán nhuyễn đậu hủ trắng sao cho đến khi không còn cảm giác vón cục thì ngừng tay cho thêm đường và muối vào để món pate chay được ngấm gia vị.
Bước 3: Cho chảo lên bếp phi hành boa rô cho thơm, thêm lần lượt nấm, đậu hủ trắng, bơ đậu phộng, bột đậu đỏ, bột đậu đen vào xào cùng tới khi chín đều. Tiếp tục nêm một lần nữa gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 4: Cho hỗn hợp vừa xào chín vào khay, hấp khoảng 20 phút nữa để nguội và có thể thưởng thức ngay cùng với bánh mì.
Chú ý trong cách làm món chay ngon này khi đổ pate chay vào khay thì bạn cũng nên nén lại thật chặt để khi thưởng thức sẽ giữ nguyên được hình dáng và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
3. Làm pate chay theo cách 3
Chuẩn bị: 10 phút | Nấu: 15 phút
a. Nguyên liệu làm pate chay
+ 2 bìa đậu hủ trắng
+ 1 củ hành tây
+ 1 củ tỏi bằm nhuyễn
+ 4 muỗng sữa bột
+ 2 muỗng chocolate bột
+ Nấm búp tươi
+ Dầu olive
+ Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm
Hình ảnh: cách làm pate
b. Cách làm pate chay
Bước 1: Phi thơm hành tây và tỏi lên thêm muối, bột nêm vào quậy tan tắt bếp để nguội. Tiếp tục trộn cùng với đậu xay nhuyễn cho thêm chocolate, sữa bột vào trộn đều.
Bước 2: Đổ tất cả hỗn hợp trên ra tô lớn nén và ép chặt hấp thêm khoảng 5 phút thì có thể dùng được.
Chú ý khi đổ pate chay vào khay thì bạn cũng nên nén lại thật chặt để khi thưởng thức sẽ giữ nguyên được hình dáng và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Khám phá những lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn chay
Con số người ăn chay trên thế giới hiện nay lên rất cao. Nếu việc ăn chay mà cân bằng với đủ các chất dinh dưỡng thì cũng tốt, nhưng cho tới nay chưa có bằng chứng là ăn chay làm con người khỏe hơn hoặc làm tăng tuổi thọ.
Về những tác dụng tích cực của ăn chay đối với sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng Johana Dwyer của Đại Học Y Khoa Tufts ở Boston tóm tắt như sau: “Có nhiều dữ kiện cho thấy ăn rau trái rất tốt để làm giảm nguy cơ mập phì, táo bón, ung thư phổi và ghiền rượu. Cũng có bằng chứng là nguy cơ về cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại II, sạn túi mật cũng giảm thiểu. Một số bằng chứng khác cũng cho là rau trái có thể giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh nang chi ruột, ung thư ruột già, sạn thận, loãng xương, hư răng.”
Số người ăn chay trên toàn thế giới hiện nay chiếm một tỷ lệ rất cao. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng là ăn chay có thể giúp con người tăng thêm tuổi thọ, nhưng nếu ăn chay được cân bằng với đủ các chất dinh dưỡng thì cũng tốt cho sức khỏe và không có nguy cơ suy dinh dưỡng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Một số lợi ích cụ thể của việc ăn chay có thể được kể ra như sau:
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hầu hết các loại thực vật đều không có cholesterol và chất béo bão hòa. Các chất béo này chỉ có nhiều trong thịt động vật. Vì vậy, người ăn chay ít bị cao cholesterol, một chất dinh dưỡng mà nếu có tỷ lệ quá cao trong máu, đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim. Nhiều nghiên cứu cho hay, nếu giảm cholesterol trong máu xuống 10% thì nguy cơ bệnh động mạch vành sẽ giảm đến 30%.
Bác Sĩ Dean Ornish ở California thấy rằng cách ăn uống ít chất béo với rau trái đồng thời lại vận động cơ thể, sống tích cực có thể đảo ngược diễn biến của một số bệnh tim. Lý do là khi cholesterol giảm sẽ đưa tới giảm các mảnh xơ vữa bám vào thành động mạch.
Kết quả một nghiên cứu mang tên Oxford Vegetarian Study ở Anh được công bố năm 1994, thực hiện trong 12 năm với đối tượng nghiên cứu là 6,000 người ăn chay và 5,000 người ăn thịt, cho thấy bệnh động mạch vành ở nhóm ăn chay thấp hơn nhóm kia tới 28%.
2. Giảm nguy cơ béo phì
Nghiên cứu của Hiệp Hội Y Khoa Anh Quốc (British Medical Association) cho hay người ăn chay thường có trọng lượng cơ thể vừa phải hơn so với những người ăn nhiều thịt, cá.
Một thành viên tham gia trong cuộc nghiên cứu mang tên Oxford Vegetarian Study là P. Appleby cho hay người không ăn thịt thường có vóc dáng mảnh mai hơn người ăn thịt.
Có nhiều lý do dẫn đến thực tế này:
-Thức ăn thực vật thường có rất ít chất béo. Chất béo cung cấp một lượng calori nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đạm. Năng lượng do rau trái cung cấp chỉ đủ dùng cho cơ thể mà không có dư thừa để tích trữ dưới dạng mỡ béo.
-Rau trái có nhiều chất xơ với rất ít calori, làm cho người ăn mau no nên không ăn quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu không ăn thịt mà lại ăn nhiều sữa, bơ, phó mát thì cũng khó mà giữ cho cơ thể được mảnh mai.
3. Ít bị rối loạn tiêu hóa
Ăn rau trái đã được chứng minh là rất tốt để không bị táo bón và bị bệnh chi nang ruột (diverticulosis) với các túi nhỏ lồi ra ở niêm mạc ruột. Nhà nghiên cứu J. S. Gear nhận thấy chỉ có 12% người ăn chay bị bệnh này trong khi tỷ lệ mắc bệnh này ở người không ăn chay là 33%. Lý do là chất xơ trong rau trái hút nhiều nước, giúp cho phân lớn, mềm, dễ dàng cho việc đại tiện, đồng thời lại kéo theo chất cặn bã độc trong ruột già để thải ra ngoài.
Nhưng cũng xin lưu ý là nếu đột nhiên tăng lượng chất xơ lên quá nhiều trong phần ăn sẽ có thể đưa tới tắc ruột.
4. Giảm nguy cơ bị cao huyết áp
Huyết áp cao có thể đưa tới bệnh tim, tai biến động mạch não, suy thận.
Các chuyên gia dinh dưỡng F.M. Sacks và B. Armstrong nhận thấy người ăn chay có huyết áp thấp hơn người không ăn chay.
Một chuyên gia dinh dưỡng khác thấy ăn chay cũng có thể làm giảm huyết áp ở người đang bị bệnh cao huyết áp. Hiện tượng này được giải thích là có thể do ăn chay người ta ít mập béo hoặc do ăn rau trái có ít muối, hoặc cũng có thể do người ăn chay thường có nếp sống điều độ, lành mạnh hơn.
5. Sỏi túi mật
Thành phần hóa học của sạn túi mật là cholesterol, mật và muối calci. Các sạn này được tạo ra trong túi mật và gây đau cho người bệnh.
Nghiên cứu ở một nhóm 750 phụ nữ, người ta thấy nhóm ăn chay chỉ có 12% bị sỏi túi mật, trong khi đó nhóm không ăn chay tỷ lệ lên tới 25%.
Các nhà nghiên cứu giải thích là người ăn chay tương đối ít béo mỡ hơn, thực phẩm của họ ít cholesterol và nhiều chất xơ, tất cả đều giúp giảm nguy cơ sỏi túi mật.
6. Giảm nguy cơ loãng xương
Loãng xương gây ra do mất khoáng calci trong xương, làm cho xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh thường thấy ở nữ giới vào thời kỳ mãn kinh.
Kết quả nghiên cứu của A.G. Marsh công bố năm 1988 cho biết là sự mất calci ở người ăn chay ít xảy ra hơn ở người không ăn chay. Theo Marsh, chất đạm động vật có nhiều sulphur, chất này làm tăng độ acid trong máu, đưa đến tăng lượng calci thải ra trong nước tiểu, do đó làm giảm calci trong xương.
Khoa học gia B.J. Abelow nhận thấy hiện tượng gãy xương hông do loãng xương thường xảy ra ở dân chúng thuộc các quốc gia ăn nhiều thịt động vật.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một nghiên cứu của P. Willet năm được công bố 1990 với đối tượng nghiên cứu là trên 88,000 phụ nữ tuổi từ 34 tới 59 cho thấy là nhóm phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ bị ung thư ruột già gấp đôi so với nhóm người chỉ ăn thịt đỏ một lần trong tháng và tỷ lệ này càng thấp hơn nữa ở những người ăn chay. Lý do có thể vì thức ăn chay có nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa. Một lý do nữa có thể là người ăn chay có lượng acid mật thấp hơn ở người ăn nhiều thịt và acid này là đã bị coi như một trong nhiều chất có thể đưa tới nguy cơ bị ung thư.
Bệnh ung thư vú cũng ít hơn ở những phụ nữ ăn chay. Lý do là rau trái làm thay đổi lượng kích thích tố nữ estrogen trong máu và làm thiếu nữ chậm có kinh lần đầu, và sự trễ kinh lần đầu này đã được coi như là có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
HITA mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về việc ăn chay nhé!
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến cách làm pate
- cách làm pate đơn giản
- cách làm pate hà nội
- cách làm pate hải phòng
- cách làm pate gan heo mịn
- cách làm pate bán bánh mì
- cách làm pate gan gà
- cách làm pate có màu hồng
- cách làm pate gan kieu phap